Trên cơ sở phân tích thực trạng, những kết quả đã đạt được, Bộ Nội vụ đề ra 6 đề xuất, kiến nghị như sau:
Thứ nhất, Bộ Nội vụ, với vai trò là cơ quan thường trực cải cách hành chính của Chính
phủ, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống các tiêu chí, tiêu chí thành phần theo hướng tăng số lượng các tiêu chí đánh giá hiệu quả cải cách, để nâng cao tính ổn định của các tiêu chí đánh giá. Khi các tiêu chí có tính ổn định cao, sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện chức năng theo dõi theo định kỳ của Chỉ số cải cách hành chính.
Thứ hai, việc chỉnh sửa, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá trong thời gian tới cần bám sát vào các mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ cải cách hành chính của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.
Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện phương pháp điều tra xã hội học theo hướng tăng cường sử dụng các mẫu phiếu điện tử để khảo sát công chức, tăng số lượng mẫu phiếu để
nâng cao tính chính xác trong đánh giá.
Thứ tư, nghiên cứu nâng cấp, bổ sung các tính năng mới của phần mềm Quản lý chấm điểm, đảm bảo xử lý dữ liệu, kết xuất số liệu nhanh và chính xác; đồng thời, nâng cấp, cung cấp chi tiết, dễ khai thác về thông tin, kết quả Chỉ số cải cách hành chính hàng năm trên Trang thông tin điện tử của Bộ Nội vụ, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác và sử dụng.
Thứ năm, tăng cường tập huấn chuyên sâu về chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ công chức của các bộ, tỉnh trong việc tổng hợp số liệu, thực hiện thẩm định, đánh giá để bảo đảm tính chuyên nghiệp và chính xác trong các hoạt động triển khai xác định Chỉ số hàng năm.
Thứ sáu, nghiên cứu đổi mới phương thức tổ chức thực hiện để rút ngắn thời gian xác định và công bố sớm kết quả Chỉ số cải cách hành chính, có thể vào cuối Quý IV hoặc đầu Quý I hàng năm để tạo thuận lợi cho các bộ, tỉnh rà soát, ban hành sớm các biện pháp khắc phục hạn chế và nâng caohiệu quả cải cách hành chính.
Nguồn: Báo cáo chuyên đề của Bộ Nội vụtổng kết Chương trình tổng thể cải cách