ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN.

Một phần của tài liệu Đề tài: Tác động của chính sách thuế đối với sự phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam doc (Trang 39 - 40)

- Cho thuê, dùng cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ

2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN.

TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN.

Tuy bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, nhưng hệ thống chính sách thuế này ngày càng được hoàn thiện và khẳng định vai trò của mình trong hệ thống các chính sách tài chính quản lý và phát triển thị trường bất động sản của Nhà nước. Kết quả cụ thể được thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, giúp Nhà nước nắm được tình hình sử dụng và chuyển dịch bất động sản trong nền kinh tế và thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của thị trường bất động sản.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến cuối năm 2002, cả nước vẫn còn khoảng trên 7% số đối tượng và 2% số diện tích đất nông nghiệp, 65% số đối tượng và 60% diện tích đất lâm nghiệp, 65% số đối tượng và 75% số diện tích đất ở đô thị, 52% số đối tượng và 55% số diện tích đất ở nông thôn chưa có GCN QSDĐ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thông qua việc triển khai các luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà, đất, cơ quan thuế đã giúp cho Chính phủ và UBND các cấp nắm được một cách khá đầy đủ quỹ đất do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng, cũng như tình hình chuyển dịch QSDĐ, kể cả trường hợp chuyển dịch nhưng không làm thủ tục đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Từ đó phát hiện ra những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng và chuyển nhượng đất đai để kịp thời xử lý.

Thứ hai, góp phần khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất một cách tiết kiệm và có hiệu quả.

Bằng việc ban hành và triển khai các luật thuế trong thực tế, các đối tượng sử dụng đất đã buộc phải tính đến hiệu quả của việc nắm giữ, chuyển dịch đất đai cho phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính. Đối với những bất động sản không có nhu cầu sử dụng thì có thể chuyển nhượng cho người khác, cho thuê hoặc trả lại cho Nhà nước. Từ đó, hạn chế được việc sử dụng lãng phí bất động sản, tăng lượng cung bất động sản cho thị trường. Về phía Nhà nước, thông qua việc kê khai đăng ký và nộp thuế của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, Nhà nước nắm được hiện trạng và biến động về đất đai để từ đó có biện pháp quản lý cho phù hợp.

Thứ ba, động viên một phần thu nhập của người sử dụng đất vào NSNN để bù đắp một phần chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển bất động sản.

Số thu từ thuế đất bình quân giai đoạn 1996 - 2003 đạt 2.025,5 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 2,73% tổng thu NSNN. Đây là nguồn thu hết sức quan trọng của các địa phương, nhất là các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển quỹ bất động sản nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Biểu số 6:

Kết quả thu NSNN từ thuế bất động sản

Năm Thuế chuyển QSDĐ Thuế SDDNN Thuế nhà đất Tổng cộng

1996 319 1902 380 2601 1997 329 1697 333 2359 1998 355 1956 307 2618 1999 347 1973 342 2662 2000 213 1776 366 2355 2001 296 691 328 1315 2002 310 540 280 1130 2003 360 520 284 1164 2004 389 61 314 764

Nguồn: Cục quản lý Công sản - Bộ tài chính

Một phần của tài liệu Đề tài: Tác động của chính sách thuế đối với sự phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam doc (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w