Về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con:

Một phần của tài liệu BT SỐ 1.2021 (Trang 27 - 28)

khi vợ sinh con:

Theo điểm e khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, một trong những trường hợp người lao động được hưởng chế độ thai sản là “lao động nam đang đóng bảo

hiểm xã hội có vợ sinh con”.

Điều đó đồng nghĩa, pháp luật hiện tại chỉ quy định lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con được hưởng chế độ thai sản, không quy định thời gian làm việc tối thiểu cho người sử dụng lao động hay thời gian tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội.

Theo khoản 2 Điều 34 của Luật này, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

“a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con”.

Căn cứ quy định nêu trên, khi vợ sinh con, bạn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Nếu cần nghỉ thêm, bạn có thể nghỉ hằng năm (nghỉ phép)./.

Hoàng Anh

Xử lý hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng

Hỏi: Vợ chồng chị H đang xảy ra mâu thuẫn rất nghiêm trọng, nguy cơ cao dẫn đến ly hôn. Nguyên nhân là do chồng chị cặp bồ, có con riêng với người phụ nữ khác, người này trước kia là giúp việc của gia đình anh chị. Xin hỏi nếu chị H tố cáo chồng và người phụ nữ kia thì hai người đó có bị xử lý hình sự hay không?

Trả lời

Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 là “Hôn nhân tự nguyện, tiến

bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”.

Để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật này là “người đang có vợ, có chồng

mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.

Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Việc chồng chị H đang có vợ mà sinh sống và có con với người khác, đồng nghĩa cả hai người này đã vi phạm điều cấm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Cụ thể:

Khoản 1 Điều 59 Nghị định số 82/2020/ NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

“a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn”.

Chồng chị H sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng vì đang có vợ mà chung sống như vợ chồng với người khác. Người phụ nữ có con với anh ta cũng bị phạt mức tiền tương tự vì chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người biết rõ là đang có vợ.

Thậm chí, nếu tính chất, mức độ và hậu quả xảy ra lớn, họ còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, được quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015, như sau:

“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường

03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.

Người phụ nữ kia đã từng là giúp việc trong gia đình của vợ chồng anh chị H nên chắc chắn biết rõ tình trạng hôn nhân của anh chị, nhưng vẫn quan hệ và có con với anh ta. Nếu hành vi này dẫn đến vợ chồng anh chị H ly hôn, người này và chồng chị H có thể bị xử lý hình sự theo quy định nêu trên./.

Hoàng Anh Quy định của Bộ luật Hình sự về tội tổ chức tảo hôn và tội loạn luân

Hỏi:Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về tội tổ chức tảo hôn và tội loạn luân?

Trả lời:

Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội tổ chức tảo hôn như sau:

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Điều 184 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội loạn luân như sau:

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm./.

Một phần của tài liệu BT SỐ 1.2021 (Trang 27 - 28)