Một số điểm mới đáng chú ý:

Một phần của tài liệu BTNB so 02-2021 (Trang 43 - 44)

1. Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 đã phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm thẩm định của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư với thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng trong việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng, cụ thể:

+ Người quyết định đầu tư thẩm định để quyết định đầu tư xây dựng;

+ Chủ đầu tư thẩm định để phê duyệt thiết kế xây dựng, trừ trường hợp người quyết định đầu tư có quy định khác tại quyết định đầu tư xây dựng; + Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định để kiểm soát việc tuân thủ quy định pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.

2. Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện.

3. Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.

4. UBND cấp huyện không còn thẩm quyền trong việc phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu.

5. Yêu cầu phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A.

6. Bổ sung mới các công trình được miễn giấy phép xây dựng. Thời gian cấp giấy phép xây dựng được rút ngắn 10 ngày (từ 30 ngày xuống còn 20 ngày).

7. UBND cấp tỉnh có thẩm quyền được cấp phép xây dựng cho công trình cấp đặc biệt.

8. Người quyết định đầu tư xây dựng có quyền phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt dự án, quyết toán vốn đầu tư xây dựng. Việc phân cấp, ủy quyền phê duyệt dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công. So với Luật Xây dựng năm 2014 thì người quyết định đầu tư xây dựng không còn phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng.

9. Công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩm định.

10. Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công ít nhất là 03 ngày làm việc.

11. Không còn quy định điều kiện “được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình” khi khởi công xây dựng công trình.

12. Chủ đầu tư xây dựng công trình phải xem xét, chấp thuận biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường do nhà thầu trình.

13. Chỉ yêu cầu chứng chỉ hành nghề đối với một sô chức danh: Giám đốc quản lý dự án, Chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; Chủ nhiệm khảo sát thiết kế; Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; Tư vấn giám sát thi công xây dựng; Chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Chủ trì định giá xây dựng. Không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề đối với: An toàn lao động, Cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án; Kiểm định xây dựng; Chỉ huy trường công trình.

14. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực theo quy định bao gồm: Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; Khảo sát xây dựng; Lập thiết kế quy hoạch xây dựng; Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; Thi công xây dựng công trình; Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Bổ sung thẩm quyền của Tổ chức xã hội nghề nghiệp được cấp chứng chỉ năng lực.

15. Việc thanh toán, quyết toán các dự án sử dụng vốn đầu tư công được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật về đầu tư công. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán, quyết toán trong hồ sơ thanh toán, quyết toán.

16. Thay thế cụm từ “vốn ngân sách nhà nước”, “vốn nhà nước” bằng cụm từ “vốn đầu tư

công” và cụm từ “tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng” bằng cụm từ “quản lý chi phí đầu tư xây dựng”.

Như vậy, Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 đã khắc phục những hạn chế còn tồn đọng của bộ luật cũ, tháo gỡ toàn diện, triệt để các vấn đề khó khăn, vướng mắc, bất cập hiện nay trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là đã rà soát lại quy định của các luật có liên quan để không chồng chéo. Luật đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với nguyên tắc cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo thuận tiện, thông thoáng cho người dân và doanh nghiệp, từ đó tiến tới hoàn thiện một hành lang pháp lý vững chắc để tiến hành hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu BTNB so 02-2021 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)