LỊCH SỬ TÔN SÙNG ĐỨC MẸ PHÙ HỘ

Một phần của tài liệu c_m_v_don_bosco_-_sch (Trang 36 - 38)

Don Bosco không phải là người khởi xướng việc sùng kính Đức Mẹ Phù Hộ …trong một cuốn sách nhỏ Ngài ấn hành ít lâu sau khi xây xong đền Đức Mẹ ở Tôrinô, chính Don Bosco đã viết: “danh hiệu Đức Mẹ Phù Hộ đặt cho Mẹ uy quyền của Chúa Cứu Thế, không là điều gì mới mẻ.

Trong các sách của các thánh, Đức Mẹ được tôn là Nữ Vương. Mẹ ngồi bên hữu con cực thánh của Mẹ: áo Mẹ sáng chói những vàng và những châu ngọc quý giá. Chiếc áo huy hoàng này tượng trưng cho vô số những ngọc quý và kim cương vẫn sáng chói để tôn kính Mẹ Maria, và là biểu tượng các tước hiệu chúng ta dùng để tôn kính Mẹ.

Mẹ Maria đã được kính chào là Đấng Cứu chữa nhân loại ngay từ những ngày đầu tiên của thế giới, khi Thiên Chúa hứa ban cho ta Đấng Cứu Thế, sau sự sa ngã của Adam, Đấng Cứu Thế sẽ sinh bởi người phụ nữ. theo lời hứa của Thiên Chúa thì ngừơi nữ này sẽ lấy bàn chân vô nhiễm của mình, đạp nát đầu con rắn cám dỗ.

Rồi Don Bosco tiếp tục dẫn chứng những trang cựu ước để cho thấy những biểu tượng và những lời tiên tri tuyên xưng rõ ràng Mẹ là “sự cứu giúp lớn lao cho toàn thể nhân loại”. rồi Don Bosco đã trình bày những hoàn cảnh khác nhau mà từ khi Mẹ vinh hiển về trời, Mẹ đã trở nên sự nâng đỡ và sức bảo vệ thế giới kitô giáo. Trong các sự kiện, đặc biệt có ba sự kiện chính đã khiến giáo hội công khai tuyên xưng đức Mẹ là “Auxilium Christianorum” (Đấng Phù Hộ các giáo hữu)

Trước hết là trận hải chiến lừng danh ở Lê-pan-tê, xảy ra ngày 7 tháng 10 năm 1571. hồi đó, quân Thổ đã tiến sâu vào lãnh thổ Hungari, chúng đã làm chủ đảo Rhodes và một phần bờ biển nước Ý, và chúng đang đe dọa cả phương Tây, đáp lại lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Piô V, Don Juan của nước Áo đã tiến đánh chúng trong vùng biển Hy-lạp, binh sĩ đã xuất trận sau khi rước lễ, và tấn công vào quân địch với tiếng hò la “vạn tuế Mẹ Maria”. Quân Thổ đã bị thua một cách thảm hại, với 40000 quân địch bị chết chìm và 224 chiếc thuyền bị đắm. Để ghi nhớ ơn trọng đại này, Đức Piô V đã truyền thêm câu “Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu” vào kinh cầu Đức Bà. Từ đấy đến nay, chúng ta vẫn đọc “Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu, cầu cho chúng con.”

Một thế kỷ sau, năm 1683 quân Thổ lại xâm chiếm Châu Âu, và chúng đã đóng quân trước thủ đô Vienna của nước Áo.

Một lần nữa, Đức giáo hoàng khi đó là Innocentê XI đã đặt vận mệnh thế giới kitô giáo vào trong tay Đức Mẹ Phù Hộ, bởi vì để chống lại quân Thổ, người công giáo chỉ còn cậy dựa vào đạo quân nhỏ bé của vua Gioan Sobieski nước Ba Lan…nhờ ơn trên phù hộ, vua Sobieski đã đại thắng quân Thổ. Một trong những tướng lãnh của vua là quận công xứ Baviere đã xin và được phép thành lập tại Munich một hội đạo Đức, lấy tên là hội Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu. hội này rất được các tín hữu quý trọng và đã được ban nhiều đặc ân. Nhưng lễ Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu vẫn chưa được ghi vào lịch của giáo hội. chính Đức Giáo Hoàng Piô VII đã lập nên lễ này: sau những năm bị cầm cố tại Fontainebleau (Pháp). Để tạ ơn Đức Mẹ đã ban ơn cho Ngài tìm thấy tự do, Ngài ấn định kính lễ này vào ngày 24 tháng 5, kỷ niệm ngày Ngài được trở về Rôma (24-5-1814). Sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng được ban hành vào ngày 15 tháng 9 năm 1815. một tháng trước đó, bé Gioan Bosco đã ra đời trong một làng nhỏ bé xứ Piemont.

Chính Ngài đã được Chúa quan phòng chọn để trở thành vị tông đồ nhiệt thành của sự sùng kính vẫn chưa được mấy người hiểu biết. Don Bosco sẽ nhận lấy trách nhiệm làm cho mọi người yêu mến lòng sùng kính này, bằng cách tỏ cho thấy vẻ tốt đẹp của lòng sùng kính đó. Tuy nhiên, chỉ tới nửa đời của Ngài, Don Bosco mới nỗ lực hoạt động công việc này. Một hôm trong tuần lễ phục sinh năm 1863, Ngài nói với thầy Cagliêrô, sau này là Hồng Y rằng:

“từ nay, Đức Mẹ muốn ta tôn kính Mẹ dưới tước hiệu Đấng Phù Hộ các giáo hữu. thời thế đã trở nên khó khăn quá, đến nỗi chúng ta thật sự cần Đức Mẹ Phù hộ giúp chúng ta giữ gìn và bảo vệ Đức tin”.

Từ đó, tất cả các ơn lạ đã làm cho mọi ngừơi chạy theo Cha, Cha đều nói là do Đức Mẹ phù hộ. Cha luôn miệng nhắc cho mọi người. “anh chị em hãy kêu cầu Đức Mẹ phù hộ, Ngài sẽ không bao giờ bỏ anh chị em”.

Chắc chắn một trong những việc kỳ lạ đầu tiên của Don Bosco là ngôi thánh đường xây lên tại Tôrinô để tôn kính Mẹ rất quý mến của Cha. Khởi công chỉ có vỏn vẹn tám xu, công trình này tốn phí hơn một triệu, một món tiền khổng lồ đối với thời đó. Ngôi thánh đường này rất được dân chúng tới cầu nguyện, và đã được nhận lời.

Một phần của tài liệu c_m_v_don_bosco_-_sch (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)