Đỉểm qui kết của Sư là thuyết về Niết Bàn, tức thế giới “sự sự vô ngại” (đoạn IX và X) (D.G.)

Một phần của tài liệu cottuydaophat (Trang 54 - 55)

[←27]

Đó là bốn pháp giới của Hoa Nghiêm. Pháp giới là thế giớỉ không phân biệt vật chất, tinh thần hoặc tâm linh.

Lí pháp giới: nhằm biện minh chân lí bình đẳng nhất như (lí: nguyên lí đại đồng, ở đây là chân như, là tâm). —Sự pháp giới: lí thành sự, biểu dương sức sống động khởi lên từ một nguồn năng lực (sự: hiện tượng khác nhau). —Lí sự vô ngại pháp giới: lí nhân sự mà hiển, sự nhân lí mà thành, lí và sự hỗ tương dung nạp nhau vô ngạỉ.

Sự sự vô ngại pháp giới: tất cả đều tham dự vào nhau trong một bản hợp tấu đồ sộ, đại đồng, cái một và cái nhiều tương tức nhau, cái lớn và cái nhỏ tương nhập nhau, trùng trùng vô tận. Đó là cảnh giới của Phật, chứng cảnh giới ấy là giảí quyết dứt khoảt vấn đề tâm và vật: cả hai đêu duyên khởi, đều trộn lẫn vào nhau (viên dung) mà đồng thời tâm vẫn là tâm, vật vẫn là vật (vô ngạỉ) (D.G.)

[←28]

Đương xứ: tại nơi đây và bây giờ đây (here-now, ici et maỉntenant, hinc-nunc). ĐƯƠNG chỉ về thời gian; bây giờ; XỨ chỉ về không gian; tại đây. Đây là điểm tuyệt đối dung thông cả thời gian và không gian, thường gọi là phút giây vĩnh cửu, hoặc chân cửu, và Thiền gọi là sát na tam muội. Khi Thiền nói “nhất niệm vạn niên, vạn niên nhất niệm” là chỉ vào cảnh giới tâm chứng ấy. (D.G)

[←29]

Bồ tát tu cho toàn thể chúng sanh, chúng sanh còn khổ thì bồ tát còn vào ra địa ngục để hóa độ; còn la hán (tiểu thừa) tu cho chính mình, cầu giải thoát cá nhân ở niết bàn (D.G.)

[←30]

Tất nhiên: necessity, phản nghĩa với tự do (D.G.)

[←31]

Ở các chùa, hai bên tượng Phật A Di Đà thường có tượng Đại Thế Chí (biểu hiện của Trí) và Bồ Tát Quan Thế Âm (biểu hiện của Bi) gọi là hai hiệp sĩ (D.G.)

[←32]

Ban sơ nói về Quan Âm chắc người ta gọi là “ông”, là “ngài”, nhưng vì sở nguyện của Quan Âm là phát tâm đại từ đại bi nên người ta gán cho ngài bản sắc nữ tính, và gọi là “bà”. Hầu hết tượng ảnh Quan Âm ở Tàu và Nhật đều tạc hình đàn bà.

[←33]

Ý Cha được nên: Fiat voluntus tua, Let thy will be done, que ta volonté soit faire (D.G.)

[←34]

Ở Nhật có hai ngành Tịnh Độ chánh là ngành Tịnh Độ của ngài Pháp Nhiên (Honen) và ngành Tịnh Độ Chân Tông của ngài Thân Loan (Shinran). Pháp Nhiên với Than Loan là thầy trò, cả hai đều đề cao sự vô học, nên Pháp Nhiên xưng là “Ngu si Pháp Nhiên”, còn Thân Loan xưng là “Ngu độn Thân Loan” (D.G.)

[←35]

^ Ngũ kiết sử: Năm sợi dây trói buộc con người trong hoạt động tâm lí, là tham (ham muốn), sân (giận hờn), si (mê đắm), mạn (kiêu căng) và nghi (ngờ vực).

[←36]

Theo nghĩa thông thường, TRANG NGHIÊM là làm cho đẹp; Tịnh Độ hoặc Tịnh Thổ là đất trong sạch, là xứ thanh tịnh, còn Di Đà hoặc A Di Đà (Amitabha) người Tàu dịch là VôLượng Thọ, hoặc Vô Lượng Quang, có nghĩa là tuổi thọ không cùng, ánh sáng vô tận (D.G.)

[←37]

The Middle Way (Trung Đạo) – Cơ quan của Hội Phật giáo Luân Đôn (Buddhist Society of London).

[←38]

The Essentials of Zen Buddhism: Những yếu điểm của Phật giáo Thiền tông.

[←39]

Tôn giáo của hàng võ sĩ tướng quân.

[←40]

Thiền pháp nhập môn.

Zen and Japanese Buddhism: Thiền và Phật giáo Nhật.

[←42]

Zen Buddhism and Its Influence on Japanese Culture: Phật giáo Thiền tông và ảnh hưởng của nó đối với Văn hóa Nhật.

[←43]

Zen and Japanese Culture: Thiền và Văn hóa Nhật.

[←44]

Tức là công án “chích thủ diệu thanh” của Tổ Bạch Ẩn Huệ Hạc.

[←45]

Một phần của tài liệu cottuydaophat (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)