II. Quán niệm như thế nào ?
TÁI SIN HỞ PHƯƠNG TÂY
Cô Vicki Mackenzie, một ký giả người Anh, từng là tác giả quyển sách nổi tiếng "The Boy Lama", kể chuyện về cậu bé tái sinh người Tây Ban Nha Tenzin Osel Rinpoche, hậu thân của cố Đại sư Thubten Yeshe (1935 - 1984). Đó là một người truyền dạy minh triết, kẻ vượt qua mọi chướng ngại địa lý, phong tục tập quán định kiến tôn giáo, để đánh thức khơi dậy những điều tốt đẹp nhất đang bị chôn kín trong lòng người. Một con người mà y học của thời đại "chim sắt" phán quyết là phải chết nhưng vẫn sống và sống hùng tráng như một mặt trời.... Quyển sách in lần đầu tiên vào năm 1989 bởi Nhà xuất bản Bloomsbury (Luân Đôn) và lập tức được dịch ra nhiều thứ tiếng trên khắp thế giới (đến nay đã chuyển ngữ ra mười thứ tiếng, bản dịch mới nhất là tiếng Nhật. Bản dịch Việt ngữ "Hài đồng Lama" in năm 1994. Quyển sách thứ hai của Vicki là "Tái sinh ở phương Tây" (Reborn in the West" cũng do Nhà xuất bản Bloomsbury ấn hành vào tháng 4 năm 1995. Quyển sách lần này viết về năm vị thầy tái sinh người Tây phương - bốn nam và một nữ - những người được thừa nhận là hậu thân của các Lama người Tây Tạng. Quyển sách đề cập đến một số người khác tái sinh ở phương Tây nhưng họ không phải là Phật tử.
Adèle Hulse, phóng viên tạp chí Mandala, nói chuyện với Vicki Mackenrie (đang cư ngụ tại Melbourne, Australia) để biết thêm về nội dung quyển sách này.
Điểm chính của tôi khi viết cuốn sách này là an ủi mọi người rằng họ không bao giờ bị lãng quên khi họ chết và sau khi chết họ còn có một cuộc sống mới khác. Các Nhà xuất bản yêu cầu tôi viết một cuốn sách về tái sinh, nhưng khi tìm hiểu thì tôi thấy người ta chỉ thừa nhận việc tái sinh xảy ra trong cộng đồng người Tây Tạng, vì thế tôi sử dụng "tái sinh ở phương Tây" để làm chủ đề chính ngõ hầu đánh tan sự ngộ nhận vốn có bấy lâu nay của mọi người. Tôi cũng giới thiệu những sự kiện tái sinh của người phương Tây không theo Phật giáo. Tôi đã phỏng vấn tiến sĩ Roger Woolger, một tu sĩ đạo Do Thái, người nghiên cứu về tái sinh trong cộng đồng người Do Thái. Tôi đã thử so sánh những kết luận của người phương Tây về vấn đề này với những giáo lý về tái sinh của Phật giáo Tây Tạng.
Điều kích thích tôi hơn tất cả là sự nhận ra rằng hiện nay là thời điểm lịch sử của các bậc thầy phương Đông hiện thân ở phương Tây và sự trùng khớp đầy ý nghĩa này với cuộc tranh luận gắt gao trong giới khoa học về tâm thức và não bộ có giống không. Dĩ nhiên các bậc thầy thì nói rằng tâm thức là một phần độc lập đối với cơ thể.
Tôi cũng đề cập đến vấn đề "vun trồng" Phật giáo Tây Tạng thông qua những bậc thầy trên mảnh đất phương Tây là một quá trình đầy khó khăn vì phải va chạm sự cách biệt gữa các nền văn hóa.
---o0o---