Phương án thiết kế đặt ống dẫn nước qua đường Quốc lộ

Một phần của tài liệu DakMil_BD (Trang 34 - 36)

Tại hạng mục đường ống dẫn nước từ hồ Đội 1 về hồ 40, có một đoạn ống dài 28,0 m phải đi qua đường Quốc lộ 14. Biện pháp thi công dự kiến có hai phương án: - Phương án 1: Giai đoạn 1, đào ½ mặt đường, lắp và hoàn thiện đường ống, hoàn trả mặt bằng để xe qua lại; Giai đoạn 2, đào tiếp ½ mặt đường còn lại, lắp và hoàn thiện đường ống, hoàn trả mặt bằng và đổ nhữa toàn bộ phần diện tích đã đào theo đúng thiết kế. Ống qua đường là loại ống thép D400 được quyét sơn chống rỉ và bọc vải bạt tẩm nhữa đường hai lớp.

Phương án này có thể thi công bằng máy đào, kết hợp thủ công. Nhưng ảnh hưởng lớn giao thông đi lại và công tác hoàn trả đền bù khá tốn kém.

- Phương án 2: Sử dụng thiết bị khoan ngang, khoan xuyên từ bên này đường sang bên kia đường. Đường kính lỗ khoan bằng đường kính ống dẫn nước D400. Sau đó dùng tời kéo ống qua đường. Ống qua đường là loại ống nhựa HDPE.

Phương án này cần phải có thiết bị chuyên dùng khoan ngang. Nhưng loại thiết bị này trên địa bàn tỉnh Đăk Nông không có và đơn giá sẽ cao. Nhưng quá trình thi công không ảnh hưởng nhiều đến giao thông đi lại và công tác đền bù rất thấp.

Cả hai phương án này đều phải làm thủ tục xin phép đơn vị trực tiếp quản lý quản lý, sử dụng công trình của ngành giao thông vận tải và chỉ được thực hiện khi có văn bản đồng ý của cơ quan chức năng.

Kết luận: Để việc thi công đạt được tiến độ đề ra và không làm khó nhà thầu khi tìm thiết bị chuyên dùng. Phương án đào đường đặt ống là hợp lý và được lựa chon đẻ thiết kế.

2.1.3. Biện pháp Xây dựng công trình

a. Trình tự thi công:

+ Giải phóng mặt bằng thi công. + Xây dựng lán trại.

+ San ủi bãi tập kết vật liệu.

+ Tổ chức thi công các hạng mục công trình. + Hoàn thiện bàn giao.

b.Biện pháp thi công:

+ Đối với đập đất: Trên cơ sở tuyến đập đã có, xác định lại cao trình và phạm vi mở rộng mặt đập. Sau đó tổ chức thi công tuần tự các hạng mục như sau: + Cống lấy nước dưới đập: Dùng máy đào để đào móng cống, phần giáp đáy móng dùng thủ công bóc bỏ đến cao trình thiết kế, đất đào móng cống dùng để đắp đê quai. Phần xây đúc và đắp giáp thổ cống thi công hoàn toàn bằng thủ công. + Tràn xã lũ: Đắp đê quai thượng lưu tràn, tiến hành đào bỏ phần mang tràn và phần thân đập 2 bên tràn. Xây tường tràn trước, sau đó thân tràn, mặt cầu bê tông cốt thép. Sau đó, thi công phần sân tiêu năng hạ lưu. Phần xây đúc và đắp giáp thổ tràn thi công hoàn toàn bằng thủ công.

+ Thân đập: Đào, đánh cấp hai bên mái đập; lên ga cắm cọc để xác định cao độ đỉnh đập, bề rộng mặt đập, chân đập, hệ số mái thiết kế; (Lưu ý dây ga mái đập phải rộng hơn thiết kế từ 0,3-0,5m, để khi lu lèn phần ngoài của mái được đảm bảo chặt, sau khi hoàn thành phần lu, mới dùng mày đào gọt lại mái). Đổ đất từng lớp, dày từ 0,3 – 0,35m và tiến hành lu lèn, quá trình lu phải luôn đảm bảo lớp đất cũ và mới có độ ẩm tương đương với nhau và trong phạm vi độ ẩm khống chế. Khi đầm phải chạy lại nhiều lần theo hướng tim đập từ ngoài vào trong. vết lu phải chồng lấn lên nhau từ 20-25cm. Sau một lớp đắp phải tiến hành đo K và khi thí nghiệm đạt được độ chặt thiết kế mới tiếp tục đắp tiếp lớp 2 và các lớp tiếp theo đật đến cao trình thiết kế theo tình tư như trên; sau khi lu hoàn chỉnh tiến hành gọt lại mái, thi công phần chân khay và đổ bê tông mái đập và cứng hóa mặt đập.

+ Tuyến kênh: Thi công theo hình thức cuốn chiếu, làm đoạn nào dứt điểm đoạn đó. Thi công cơ giới, kết hợp thủ công, đào móng đáy kênh bằng máy đào theo đúng bản vẽ thiết kế. đất đào móng kênh và bê tông kênh cũ được tận dụng lại đắp vào bờ kênh;

+ Trạm bơm nước: Thi công nhà trạm, lắp đặt máy bơm, hệ thống điện 3 pha và các loại thiết bị đồng hồ để theo dõi kiểm tra. Dọn vệ sinh sạch các loại cây cối, rong rêu trước khu vực trạm bơm, đào khơi thông dòng thấp hơn cao trình đáy bể hút, đào và lắp đặt tuyến ống dẫn nước từ trạm bơm về bể chứa, sau khi lắp đăt hoàn thành đường ống thì chôn lấp.

+ Đập dâng: Xác định tim mốc đập. Sau đó tién hành chia làm hai giai đoạn thi công. Giai đoạn 1: Dùng bao tải đất đắp đê quai dẫn dòng thi công ½ thân đập phía mở của xả cát, dùng máy đào, đào móng đập, móng tường biên tường và chân khay.Tiến hành đổ bê tống đáy đập, lắp đặt thép chờ hai bên cửa xả cát và thép chờ trụ cầu giữa đập, tiến hành thi công tường biên kết hợp mố cầu, đổ bê tông cửa xả cát, xây đá lõi đập ( khi xây đá thân đập chú ý cắm thép chờ để dễ dàng cố định cốp pa đổ bê tông bọc đập ), đổ bê tông chân khay và cắm thép chờ phần bọc đập, khi phần xây đá hoàn thành tiến hành lắp ghép cốt pha đổ bê tông bọc thân đập và trụ cầu công tác. Giai đoạn 2: Dẫn dòng thi công qua của xả cát đã hoàn thành và tiến hành thi công ½ thân đập còn lại theo tình tự như giai đoạn 1.

CHƯƠNG IV TỔ CHỨC XÂY DỰNG TỔ CHỨC XÂY DỰNG 1. Tổ chức xây dựng

Phương án tổng mặt bằng xây dựng công trình đầu mối

Do công trình được đầu tư xây dựng được bố trí rải rác, nằm cách xa nhau. Mặt khác theo hồ sơ thiết kế cơ sở khối lượng của công trình khá lớn và được phân chia theo gói thầu, hơn nữa các gói thầu phải triển khai thi công cùng một lúc nên tổng mặt bằng xây dựng được bố trí cho từng gói thầu được thiết kế sao cho số lượng công trình tạm là ít nhất, giá thành xây dựng là rẻ nhất, khả năng tái tạo sử dụng, có thể di chuyển tịnh tiến dọc theo tuyến trong từng gói thầu là nhanh nhất và không làm ảnh hưởng đến quá trình xây dựng.

Một phần của tài liệu DakMil_BD (Trang 34 - 36)