Thánh Clêmentê - Maria Hofbauer (1751 - 1820), tông đồ tại Varsovie và
Vienne, quan thầy bảo trợ Thủ đô nước Áo.
Thánh Gioan Neumann (1811 - 1860), tu sĩ DCCT đầu tiên tại Tân Thế
giới, giám mục địa phận Philadelphia, chết kiệt sức ngoài đường lúc 49 tuổi. Vị thánh người Hoa Kỳ đầu tiên duy nhất, tính đến hôm nay.
Chân phước Phêrô Donders (1809 - 1887), tông đồ phục vụ người cùi tại
Batavia, đảo Surinam.
Chân phước Gennaro Sarnelli, linh mục (1702 - 1744), mệnh danh là
“người anh em song sinh” với thánh Anphongsô, người đã cống hiến gia sản của mình cho nhà dòng và miệt mài với ơn gọi lo cho các chị em lầm lỡ (mãi dâm), ngài tích cực hoạt động đẻ giải phóng chị em khỏi kiếp sống đọa đày.
Chân phươo1c Francis X. Seelos, linh mục (1819 - 1867), là người Đức,
ngài tình nguyện sanh Hoa Kỳ, trở thành người con tinh thần của thánh G. Newmann, ngài chăm lo công việc giáo dục cho trẻ em, là người đặt nền móng cho học viện tại Hoa Kỳ.
Chân phước Kaspar Stanggassinger, linh mục (1871 -1899), làm giám đốc
Đệ tử, làm giám đốc Đệ tử, làm giám đốc Học viện, Kaspar Stanggassinger luôn tận tâm trong công việc đào tạo các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế.
Chân phước Dominik Methodius Treka, linh mục (1886 - 1959), người
tử vì đạo.
Chân phước mykolay Charnetskyi, giám mục (1884 - 1959), người
Ukraina, ngài nỗ lực truyền giáo và lo cho sự hiệp nhất, chịu tù tội lâu ngày và trung thành cho đến chết.
Chân phước Vasyl Velychkovskyi, giám mục (1903 - 1973), chuyên lo
truyền giáo cho người nhập cư, cuộc đời mục vụ gắn liền với tù ngục, tuy vậy vẫn một lòng trung thành với đức tin.
Chân phước Zynoviy Kovalyk, linh mục (1903 - 1941), ngài có ước mơ tử
vì đạo ngay khi còn bé, ngài có “cái miệng bằng vàng” nên thu hút rất nhiều linh hồn về với chúa, trung tín trong ơn gọi, ngài bị đóng đinh vào tường, bị mổ bụng và bị nhét một thai nhi đã chết vào bụng.
Chân phước Ivan Ziatyk, linh mục (1899 - 1952), hăng say trong công
cuộc truyền giáo, trung thành với công việc đuợc giao, ngài luôn cố gắng chu toàn bổn phận cho dù gặp rất nhiều khó khăn, cuối cùng đã chết để minh chứng đức tin.
Được Tòa thánh thừa nhận “Có những nhân đức anh hùng” gồm các vị sau đây:
- Michêlê di netta (+1849)
- Giuse-Armand Passerat, cha DCCT người Pháp đầu tiên, có công thành lập 42 tu viện thừa sai truyền giáo (+1899)
Và 5 trường hợp khác cũng được đệ phong Chân phước... Danh sách hãy còn dài. Dù được hay không được tấn phong, không quan trọn, rồi đây sẽ đến lượt ai nối gót Anphongsô và Giêrađô làm thánh đây?