Với Đạo Khổng chữ Đức hay Lập Đức được nói qua nhiều sách vở trong Tứ Thư Ngũ Kinh, nổi bật nhất là qua quyển Đại Học.
Trong sách Đại Học, Đạo Khổng dạy người đời về cách lập Đức như sau:
„‟Đại Học chi Đạo, Tại Minh Minh Đức Tại Tân Dân
42
Có nghĩa là cái Đạo làm người với cái học to tát nhất, tiêu biểu nhất, quan trọng nhứt là phải làm sao cho sáng cái “Đức sáng của mình‟‟. Đây là một trong những phần Giáo lý cao siêu nhất của Đạo Khổng nhằm mục đích “Phối Thiên” qua nhiều Đạo hạnh tu chứng mà trong đó quan trọng hơn hết là „‟Khử nhân dục, tồn Thiên lý‟‟, nghĩa là phủi sạch đi cái vọng phàm phu, để làm hiển lộ ra cái chơn của Hiền Thánh.
Mặc dù đây là tinh túy của Giáo lý Đạo Khổng nhưng có một điều nó không được minh giải nên phải mập mờ, không sáng tỏ và khó hiểu, mà nhiều người cũng như nhiều Đạo gia khác đặt vấn đề. Có phải chăng đây là sự thật ? Nếu không thì tại sao trên 2000 năm qua tinh túy Giáo lý lập Đức của Khổng Giáo đã bị lãng quên và người ta chỉ hiểu chữ Đức với nghĩa là “Được‟‟, thí dụ như Nhân Đức, nghĩa là nhờ tu dưỡng, huân tập mà có lòng Nhân, chớ ý nghĩa cao siêu của chữ Đức để lập Đức hầu Phối Thiên để “Thiên Nhơn hiệp nhứt‟‟ làm cho người với Trời trở thành “Một”, hầu như bị lãng quên.
Phải đợi đến đầu thế kỷ 20, với sự xuất hiện của Đạo Cao Đài, Thánh Tượng của Đức Khổng Tử mới được đặt ngang hàng với Đức Phật và Đức Lão Tổ và tinh túy Giáo lý lập Đức của Đạo Khổng cũng được làm sáng tỏ ngang hàng trong Tam Giáo qua Giáo lý của Đạo Cao Đài.