4. Bố cục của đề tài
4.2.2. Hoàn thiện công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn cho người lao động
Cần quán triệt thông suốt tư tưởng trong các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở xã-phường-thị trấn tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, coi công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là cơ hội để giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo đồng thời xây dựng được lực lượng lao động có kỷ luật, có kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà trong tương lai.
Mục đích của công tác thông tin tuyên truyền: thu hút sự quan tâm của người dân, những người có nhu cầu đi XKLĐ, nâng cao nhận thức của người lao động về XKLĐ, giúp người dân hiểu rõ các vấn đề như:
-Vai trò, ý nghĩa của của XKLĐ,
-Thị trường XKLĐ,
-Quyền lợi và trách nhiệm của người lao động,
-Các chính sách của Nhà nước về XKLĐ…
Sử dụng nguồn thông tin có hiệu quả như: các phương tiện truyền thông (tivi, radio, báo, đài…). Thông báo công khai về thị trường lao động, số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, sinh hoạt, quyền lợi, trách nhiệm của người lao động, và các khoản phí phải nộp, các khoản kinh phí hỗ trợ của nhà nước đối với người lao động, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục đưa lao động đi làm việc trong nước và nước ngoài để ngăn chặn kịp thời các thông tin thất thiệt, các hành vi lừa đảo gây thiệt hại cho người lao động. Thực hiện các phóng sự về XKLĐ, nêu những tấm gương về XKLĐ, phê phán những hành vi sai trái, vi phạm…
Theo kết quả điều tra, người lao động tiếp cận thông tin xuất khẩu lao động chủ yếu qua bạn bè và hàng xóm. Chính vì vậy, việc lựa chọn lao động ở các khu vực khó khăn đi lao động xuất khẩu sẽ góp phần vào việc tuyên truyền để người dân tham gia nhiều hơn vào xuất khẩu lao động.