NHÂN VÌ CỚ CHÚA.
Như trên đã nói, ghét cuộc sống trong đời cũng tương đương với vác thập tự giá mỗi ngày. Nhiều người Cơ đốc cho rằng vác thập tự giá là chịu khó với người bạn đời khó chịu hoặc chấp nhận bệnh tật đau đớn như viêm khớp hay đau lưng. Nhưng vác thập tự giá không phải là một thử thách khó tránh mà bạn cần chịu đựng. Chúa Jesus gọi đó là một hoạt động thường ngày mà bạn chọn nắm lấy.
Trong thời Chúa Jesus, thập tự giá không phải là một dụng cụ nhằm chọc tức, gây khó chịu hay đau đớn. Thập tự giá là một hình cụ hành quyết làm cho tử tù đau đớn, chết dần chết mòn. Những thính giả của Chúa Jesus nghe là hiểu ngay ai vác thập tự giá là người chết rồi. Người vác thập tự giá từ bỏ mọi hy vọng hay thích thú trong đời này, kể cả hoàn thành mọi ước vọng của chính mình. Người ấy hiểu rằng
27
mình sắp lìa khỏi thế giới này. Người ấy chết với con người mình.
Vác thập giá hay ghét cuộc sống đời này không phải là điều gì đó mình hoàn thành trong khoảnh khắc hưng phấn tâm linh hay xuất thần. Đó không phải là khi bạn leo tới đỉnh núi tâm linh rồi thở phào: “Rốt cuộc rồi mình cũng tới đích! Không còn phải chết với bản ngã nữa!” Không hề có đường tắt hay sắp xếp nhanh gọn cho quá trình đau đớn này vì nó không bao giờ chấm dứt trong đời. Đó là cuộc chiến hàng ngày.
Có người nói rằng: Thoát khỏi bản ngã cũng giống như lột củ hành tây: hết lớp này đến lớp khác, đó là một quá trình đầy nước mắt!
Cái chết của Chúa Jesus trên thập giá là hành động cao quý nhất của tình yêu thương trong lịch sử loài người. Khi chúng ta chết với tính ích kỷ của mình vì ích lợi của người khác là chúng ta đang bắt chước hành động yêu thương của Chúa Jesus.
Đến đây bạn có thắc mắc: Tại sao tôi lại muốn chết với bản ngã để sống cho Đấng Christ và người khác chớ?
28
III. Động cơ của đầy tớ: nếu chúng ta phục vụ Chúa Jesus, đi theo Ngài, chúng ta sẽ kết nhiều quả, được ở với Chúa đời đời và được Cha Ngài trân quý (12:26).
Giăng 12:26 => “Nếu ai phục vụ Ta, thì phải theo Ta; và Ta ở đâu, thì người phục vụ Ta cũng sẽ ở đó. Nếu ai phục vụ Ta, thì Cha Ta sẽ tôn quí người.” Có hai ý nghĩa ở đây:
1. Để phục vụ Chúa, bạn phải theo Ngài với mục
đích kết nhiều quả.
2. Nếu chúng ta phục vụ và theo Chúa Jesus, chúng ta sẽ ở với Chúa mãi mãi và Cha Ngài sẽ trân quý chúng ta.
Vài câu hỏi suy gẫm:
1. Nếu chết với bản ngã để phục vụ người khác, bạn có sợ bị người khác lợi dụng giẫm đạp mình không?
2. “Ghét cuộc sống đời này” có phải là không được vui chơi, giải trí vì như vậy là sai không? Bạn có thể trưng dẫn Kinh Thánh.
29
Thứ Tư 31/03/2021
Kinh Thánh: Êsai 50:4-9a; Thi Thiên 70; Hêbơrơ 12:1-3;
Giăng 13:21-30
Một trong những kinh nghiệm đau thương nhất trong đời là có người bạn mình rất tin cậy phản bội lại mình. Đau lắm bạn à. Nếu bạn có từng trải qua chuyện này, tôi tin rằng bạn hiểu được vì sao Ngài xúc động trong tâm linh khi nghĩ đến Giuđa trong phòng cao đêm ấy (Giăng 13:21). Ngoài tấm lòng nhẫn tâm của Giuđa, tối đó Chúa Jesus còn đau lòng về những điều khác nữa. Không những đau về sự phản bội của Giuđa, Chúa buồn vì biết anh ta sẽ lìa Sự Sáng của thế gian để bước vào vùng tăm tối của địa ngục.
Khi ông Giăng viết trong 13:30 “trời đã tối”, ông còn muốn nói nhiều hơn là mô tả bên ngoài trời tối. Khi một người khước từ tình yêu của Chúa để bước vào bóng tối tăm của cõi vĩnh hằng không có Chúa thì luôn là ban đêm.
Để hiểu được bản văn Kinh Thánh của chúng ta hôm nay, bạn cần nhớ rằng hình vẽ thật đẹp của Leonardo Da Vinci về Bữa Tiệc Thánh không đúng về lịch sử. Trong hình vẽ của vị họa sĩ tài danh, mọi người ngồi cạnh nhau cùng một bên dọc theo bề dài của chiếc bàn. Trên thực tế, họ nửa nằm nửa ngồi trên
30
cái bàn hình chữ U. Họ dựa trên khuỷu tay trái, chân duỗi ra sau cái bàn để có thể ăn bằng tay phải. Chúa Jesus ngồi ở phần đáy chữ U, Giăng ngồi bên phải Chúa, vì thế ông dễ nghiêng trên ngực và thì thầm vào tai Chúa Jesus “Thưa Chúa, người ấy là ai?” (13:25). Phierơ ngồi đối diện Giăng, nên ông dễ ra hiệu cho Giăng hỏi xem kẻ phản bội là ai.
Có lẽ Giuda ngồi bên trái Chúa Jesus, chỗ ngồi danh dự, để lần chót nhận cử chỉ yêu thương từ Chúa. Sau khi Chúa tuyên bố một trong mười hai người sẽ phản Ngài, Giuđa hỏi: “Thưa thầy, không phải con chứ?” Ngài đáp: “Chính con đã nói ra rồi đó.”(BDM)
Cuộc đối thoại này chỉ là thì thầm giữa hai người khi Chúa Jesus nghiêng về phía Giuđa. Nếu không, những môn đồ khác đã biết Giuđa là kẻ phản bội, chứ không cần phải đoán anh ta đi ra mua thức ăn cho bữa tiệc hoặc đem tiền cho người nghèo (Gi 13:28-29). Vì Giuđa ngồi ngay bên trái Chúa, chỗ danh dự, nên Chúa Jesus dễ dàng trao miếng bánh nhúng trong nước sốt – biểu hiện cử chỉ yêu thương và thân thiện cho khách danh dự.
Chuyện nhiều người vẫn hay thắc mắc là bí ẩn liên quan đến tội của Giuđa. Anh ta phản bội Chúa là ứng nghiệm lời Kinh Thánh (Gi 13:18; Thi 41:9), nghĩa
31
là tội của anh đã được định trước. Thế nhưng, Giuđa vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, vì anh ta không thể đổ lỗi cho Chúa đã tiền định. Anh ta cũng không thể đổ lỗi cho Satan khi vào lòng anh ta ngay sau lúc nhận miếng bánh từ tay Chúa Jesus (Gi 13:27). Mặc dù Satan xúi giục anh phản bội, nhưng anh vẫn phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Sau khi Satan vào lòng Giuđa, Chúa Jesus đã biết sự chọn lựa ác độc của anh ta khi nói: “Việc con làm, hãy làm nhanh đi.” (13:27).
Có hai chủ đề xuất hiện tại đây: sự sáng vinh hiển
của Chúa Jesus so với sự tối tăm khủng khiếp của tội
lỗi con người.
I. Sự phản bội của Giuđa giúp chúng ta hiểu thấu hơn
vinh hiển của Chúa Jesus.
Có ít nhất năm khía cạnh vinh hiển của Chúa Jesus chói lòa trong câu truyện này.
1. Chúng ta thấy sự vinh hiển của Chúa Jesus khi chọn người như Giuđa làm một trong những sứ đồ.
Sau khi Giuđa phản thầy, các môn đồ hẳn đã thắc mắc:
32
- Chẳng lẽ Thầy không biết tấm lòng thối nát và thói xấu trong tính cách sẽ khiến anh ta hành động như vậy sao?
- Nếu thầy không biết, vậy thì phải xem lại Thầy có thật là Đấng Mêsia không.
- Nhưng nếu Thầy biết, tại sao Thầy còn chọn một con người ti tiện như vậy?
Theo Luca 6:12, trước khi Chúa Jesus chọn 12 sứ đồ, Ngài đã cầu nguyện thâu đêm. Biết rõ kế hoạch của Chúa Cha về thập tự giá mà Ngài đến để hoàn tất, Chúa Jesus đã chọn Giuđa làm một trong mười hai sứ đồ.
Theo Giăng 6:70-71, Chúa Jesus biết rõ Giuđa sẽ phản Ngài ““Chẳng phải Ta đã chọn các con là mười hai môn đồ sao? Thế mà một người trong các con là quỉ?” 71
Ngài nói về Giu-đa, con của Si-môn Ích-ca-ri-ốt, là một trong mười hai môn đồ, chính người nầy về sau sẽ phản Ngài.”
Giăng 13:18 => “Nhưng lời Kinh Thánh nầy phải được ứng nghiệm: ‘Kẻ ăn bánh của Ta, trở gót chống lại Ta.”
Khi đọc sách Giăng, chúng ta biết Chúa Cha sai Chúa Jesus xuống thế gian để thực hiện ý định của Cha. Trọng tâm của ý định đó là sự cứu rỗi dành cho chúng ta, khi Chúa Jesus dâng chính Ngài làm của lễ
33
chuộc tội. Không một môn đồ nào hiểu được sự cần thiết của thập tự giá cho đến sau khi Chúa Jesus phục sinh. Bởi vậy họ càng không hiểu lý do Chúa Jesus chọn Giuđa.
Mời bạn đọc Êsai 55:8-9 => “Ý tưởng ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối ta. 9 Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu.”
Nhiều lần trong cuộc đời chúng ta cũng không hiểu tại sao Chúa làm điều này điều nọ. Không hiểu vì sao Chúa cho phép thử thách, hoạn nạn xảy ra trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta chỉ cần tin cậy Chúa.
Có thể bạn mình phản bội, chồng yêu dấu cũng bỏ rơi mình. Biết đâu nhờ trải nghiệm những thử thách đó mà chúng ta hiểu được phần nào sự thương khó của Chúa Jesus. Việc Chúa Jesus chọn Giuđa bày tỏ vinh hiển Ngài, lúc đầu các môn đồ không hiểu tại sao.
2. Chúng ta thấy vinh hiển của Chúa Jesus qua lời chứng sau này của Giuđa về sự vô tội của Ngài.
Sau này Giuđa hối hận làm chứng rằng “Tôi đã phạm tội vì nộp huyết vô tội!”(Math 27:4). Giuđa đã biết
34
Chúa suốt ba năm, vậy mà anh ta không thể nào biện bạch cho tội phản Thầy của mình.
Giăng 8:46 => “Trong các ngươi có ai bắt ta thú tội được chăng?” Không ai làm được vì Chúa Jesus không có tội.
3. Chúng ta thấy được vinh hiển của Chúa trong
thần tánh và nhân tánh của Ngài.
Chúng ta thấy được thần tánh của Chúa Jesus khi Ngài hoàn toàn kiểm soát những biến cố xảy ra chung quanh sự chết của mình. Giăng 10:18 chép “Không ai cất mạng sống Ta đi được, nhưng Ta tự nguyện hi sinh. Ta có quyền hi sinh mạng sống, và có quyền lấy lại. Ta đã nhận mệnh lệnh nầy từ nơi Cha Ta.””
Ngài kiểm soát người Do Thái vì họ không muốn đóng đinh Ngài dịp Lễ Vượt Qua do sợ đám đông quần chúng phản ứng. Nhưng ý chỉ của Đức Chúa Trời là Chiên Con Lễ Vượt Qua phải hi sinh trong dịp Lễ này. Ngài cũng kiểm soát thời gian Giuđa phản bội Ngài qua câu nói trong Giăng 13:27.
Chúng ta cũng thấy được nhân tánh của Ngài khi Giuđa bỏ không theo Chúa, điều này làm Chúa Jesus băn khoăn. Dù Ngài tể trị trên mọi biến cố đang diễn ra chung quanh, Ngài vẫn không phải là một diễn viên chuyên nghiệp chỉ diễn mà không có cảm xúc với
35
những gì đang diễn ra. Hêbơrơ 5:7 “7 Khi còn sống trong thân xác, Đấng Christ đã lớn tiếng dâng những lời cầu nguyện và nài xin đầy nước mắt lên Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và bởi lòng thành kính, Ngài được nhậm lời.” Ngài hoàn toàn là Đức Chúa Trời và hoàn toàn là con người.
4. Chúng ta thấy sự vinh hiển của Chúa khi Ngài
bất an vì linh hồn chúng ta.
John MacArthur liệt kê những lý do Chúa thấy bất an trong tâm thần vào dịp này: - vì tình yêu không được đáp lại của Giuđa.
- Vì tấm lòng vô ơn của Giuđa.
- Vì Chúa rất ghét tội lỗi, nhưng tội lỗi lại hoá thân ngồi bên phải Ngài.
- Vì Ngài co lại không muốn tiếp xúc với người sắp phản mình.
- Vì Ngài biết rõ số phận đời đời của anh ta trong Địa ngục.
- Vì với nhãn quan toàn năng Chúa thấy rõ
Satan đang bao quanh Giuđa.
- …
Chúa Jesus chịu đựng tất cả những bất an này hoặc hơn nữa để bảo đảm sự cứu rỗi của chúng ta.
36
5. Chúng ta thấy sự vinh hiển của Chúa trong sự
nhẫn nhịn và yêu thương dành cho Giuđa cho đến cuối cùng.
Dù biết rõ Giuđa sẽ phản mình nhưng Chúa Jesus không đuổi anh ta ra khỏi vòng các sứ đồ. Trong bữa ăn Giuđa được ngồi chỗ danh dự. Chúa cũng không hé lộ việc làm phản trắc của anh ta cho các sứ đồ kia biết mà phản ứng. Chúa đối đãi với anh với cùng sự nhẫn nhịn và ân điển Ngài dành cho các sứ đồ kia, vì không ai biết anh ta là kẻ phản trắc.
Tại đây chúng ta cũng không hiểu điều huyền bí thiên thượng khi Chúa biết Giuđa sẽ phản bội, nhưng vẫn chân tình yêu thương, dành cho anh ta sự cứu rỗi cho đến phút cuối.
Ngày nay chúng ta cũng thấy sự vinh hiển của Chúa y như vậy. Ngài chịu đựng sự chống đối của tội nhân với lòng nkiên nhẫn và ân điển diệu kỳ (Hêbơrơ 12:3). Nhiều lúc chúng ta thấy những lời phạm thượng trâng tráo người ta xúc phạm Chúa, mình muốn hét lên: Chúa ơi, xin Chúa thổi bay đám người này ra khỏi tinh cầu này đi! Rồi sẽ đến ngày đó, các bạn ạ.
II Phierơ 3:10 “ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm; bấy giờ các tầng trời sẽ biến đi trong tiếng vang rền, các
37
nguyên tố sẽ bị tan chảy trong lửa, đất và mọi công trình trên đó đều sẽ bị thiêu hủy.”
Các bạn có biết vì sao ngày đó chậm đến không? Xin đọc câu 9: “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như một số người nghĩ đâu, nhưng Ngài nhẫn nhục đối với anh em, không muốn một người nào chết mất, mà muốn mọi người đều ăn năn.”
Bây giờ xin hãy xem khía cạnh khác:
II.Sự phản bội của Giuđa giúp chúng ta hiểu được chỗ tận cùng kinh khiếp của tội lỗi con người.
Martyn Lloyd-Jones nói rằng: “Chỉ khi con người hiểu được tội lỗi và mức độ khủng khiếp của nó thì mới hiểu được cũng như tri ân tình yêu thương, ân điển, lòng thương xót và nhân từ của Đức Chúa Trời. Nếu nhìn tội lỗi cách hời hợt thì cũng nhìn sự cứu rỗi cách hời hợt và chẳng có điều gì quan trọng cả.”
Bây giờ chúng ta sẽ học 5 bài học từ tội của Giuđa để hiểu thêm về tình yêu thương và ân sủng của Đức Chúa Trời nhé.
1. Giuđa cho thấy bản chất kinh hoàng của tội lỗi.
Trước khi ném đá vào Giuđa rồi cáu gắt hỏi rằng: “Sao anh dám làm điều đại ác như vậy?” xin chúng ta nhớ cho là nếu không bởi ân sủng của Chúa, chúng ta
38
cũng y như tên phản thầy này thôi. Trước khi được Chúa cứu thì tận trong thâm tâm chúng ta cũng có hạt giống phản trắc.
Trong suốt ba năm theo Chúa, Giuđa đã nghe Chúa dạy riêng tư và trước đám đông. Anh ta cũng chứng kiến hầu hết phép lạ của Ngài. Anh ta còn thấy cách Chúa đối xử nhân từ, yêu thương đối với những con người vô ơn, đáng ghét. Anh ta cũng đâu có thấy một tí tội nào nơi Chúa Jesus đâu, vậy mà đành đoạn bán Thầy cho những lãnh đạo Do Thái để lấy mấy nén bạc rẻ bèo.
Có người nói rằng trường hợp của Giuđa dạy chúng ta rằng để tội nhân được cứu, cần nhiều hơn là một tấm gương sáng. Bởi vì Giuđa có tấm gương sáng nhất rồi, nhưng anh ta vẫn chết trong “những vi phạm và tội lỗi của mình,” (Êphêsô 2:1). Trừ phi Đức Thánh Linh hành động, ban cho đời sống mới, tội nhân không cách gì có thể ăn năn, tin nhận Chúa Jesus và biến đổi cuộc đời mình.
2. Giuđa cho thấy Chúa Jesus nghiêm khắc cảnh
cáo những tội nhân đạo dòng.
Giu đa là một trong những trường hợp cảnh cáo có trong Kinh Thánh, nhất là đối với các tín hữu đạo dòng. Vì họ lớn lên trong nhà thờ, biết hết tất cả những
39
lễ nghi, thuộc nhiều Kinh Thánh, thậm chí còn góp phần trong vài mục vụ. Có khi còn học những lớp thần học, nhưng cũng giống như Giuđa , họ chưa từng ăn năn tội.
Sứ đồ Phao lô trước khi tin Chúa là một người như thế. Ông rất hãnh diện về di sản tôn giáo của mình. Ông sốt sắng hơn những người cùng thời trong sự bắt bớ Hội Thánh, khi cho rằng những người theo Chúa Jesus là bội đạo, nghịch lại đức tin Do thái giáo. Thế nên Đức Chúa Trời phải đánh gục ông trên đường