Tồn tại chung:

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chương trình xoá đói giảm nghèo tại Yên Bái pot (Trang 25 - 26)

IV. ĐÁNH GIÁ THỰCHIỆN CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG GIAI ĐOẠN 1996-2000 Ở VIỆT NAM.

1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.

2.1 Tồn tại chung:

- Trước hết là nhận thức về trách nhiệm đối với công tác xoá đói giảm nghèo ở 1 số địa phương, cơ sở còn chậm và chưa rõ, thiếu nhất quán nên điều hành, phối hợp còn lúng túng, lúc thì giao cho cơ quan này, lúc thì giao cho cơ quan khác, nên có địa phương đến năm 2000 mới phê duyệt chương trình, kế hoạch; công tác cán bộ chưa được coi trong đúng mức, nhất là ở cơ sở nên nhiều địa phương vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về năng lực. Một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của mình, thiếu quyết tâm vươn lên vượt qua đói nghèo.

- Nguồn lực đầu tư trực tiếp từ trung ương cho chương trình hàng năm còn hạn chế, chưa cân đối với mục tiêu chung giữa các vùng và nội dung của từng dự án; cấp vốn chưa đảm bảo được tiến độ thực hiện, Một số địa phương chưa huy động được nguồn lực tại chỗ cho xoá đói giảm nghèo, còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của trung ương.

- Một số chính sách, cơ chế vận hành chưa rõ hoặc bất hợp lý như: chính sách hỗ trợ về ytế thực hiện chưa hiệu quả do thiếu nguồn tài chính bảo đảm; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo còn gặp nhiều khó khăn, triển khai chậm do còn thiếu cơ chế chính sách hợp lý về chọn thầu, thiết kế; cơ chế quản lý tài chính của chương trình còn thiếu thống nhất; cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án với mục tiêu xoá đói giảm nghèo chưa khả thi.

- Tính bền vững của xoá đói giảm nghèo chưa cao, một bộ phận dân cư có nguy cơ tái nghèo do sinh sống ở vùng thường xuyên bị thiên tai mất mùa, do thhiếu việc làm và việc làm không ổn định, thu nhập thấp, không có tích luỹ, mức sống cao không hơn nhiều so với chuẩn nghèo, trong khi hệ thống quỹ an sinh xã hội chưa được thiết lập. Thực tế cho thấy, sau lũ lụt năm1999, khoảng 75000 hộ của 9 tỉnh miền trung đã tái nghèo, xoá đi thành quả của rất nhiều năm phấn đấu và gây nhiều khó khăn cho những năm tiếp theo.

- Công Tác điều tra, quản lý đối tượng hộ nghèo, xã nghèo, xây dựng chương trình còn nhiều bất cập, chưa được đầu tư nguồn lực đúng mức để thực hiện. Việc thực hiện nguyên tắc làm gì và đầu tư vào đâu phải suất phát từ nhu

Collected

cầu của người dân vẫn còn mang tính hình thức ở không ít địa phương, chưa tạo được cơ hội cho người dân tham gia xây dựng kế hoạch, thực hiện và quản lý nguồn lực.

- Công tác xoá đói giảm nghèo trong những nặm qua chưa được quan tâm đúng mức, chưa tạo điều kiện tối cần thiết cho xoá đói giảm nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng… ở những nơi này cơ sở hạ tầng còn yếu kém, háàu như chưa có, trình độ dân trí thấp nên chưa thể tiến hành công tác xoá đói giảm nghèo có hiệu quả.

- Trong chỉ đạo thực hiện, chưa tạo lập được mô hình, một số mô hình đã có thì tổng kết, nhân rộng còn hạn chế. Đặc biệt là mô hình của chính người nghèo thì chưa được các địa phương chú ý xây dựng, rút kinh nghiệm nhằm giúp cho người nghèo có được các cơ hội tốt để tham gia vào nền kinh tế đang tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chương trình xoá đói giảm nghèo tại Yên Bái pot (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)