I. MỞ ĐẦU
6. Cấu trúc luận văn
3.4 xuất giải pháp ứng dụng mạng 5G và các công nghệ số liên quan vào bà
vào bài toán sản xuất nông nghiệp thông minh ở Việt Nam
Các nước phát triển trên thế giới, đặc biệt là hai cường quốc lớn là Mỹ và Trung Quốc đang đầu tư khổng lồ vào làm chủ công nghệ 5G để dẫn dắt cuộc chơi này và bên cạnh đó là làm chủ các các lĩnh vực khác.
Một thế giới số đang dần hình thành. Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam cũng đang chọn con đường này để đưa Việt Nam trở thành nước phát triển đến năm 2045.
Triển vọng về Công nghệ 5G tại Việt Nam càng được khẳng định qua việc hơn 54% dân số được tiếp cận với Internet. Tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động internet băng thông rộng (3G) đạt gần 40% vào năm 2017. Ngoài ra, hầu hết các hộ gia đình (98%) đều được sử dụng điện. Một lợi thế nữa là dân số Việt Nam tương đối trẻ nên năng động hơn, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới. Trên thực tế, ngành CNTT-TT Việt Nam đang phát triển vượt trội so với các ngành khác và thu hút hàng nghìn sinh viên theo học mỗi năm. Hơn nữa, sự gia tăng dân số và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng đang đặt ra nhu cầu lớn hơn bao giờ hết đối với các sản phẩm nông nghiệp, cả về số lượng và chất lượng.
Tiềm năng ứng dụng 5G trong nông nghiệp công nghệ cao thực sự rất lớn, các nước như Mỹ, EU hay Trung Quốc đang từng bước chiếm lĩnh mặt trận này và không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia.
50
Việt Nam cũng đã nhanh chóng tiếp cận 5G, đã cắm lá cờ trên bản đồ 5G trong số các nước sớm thử nghiệm dịch vụ này. Doanh nghiệp lớn của Tập đoàn Viettel đã sản xuất được các thiết bị mạng và đầu cuối 5G. Vì thế không lý do gì chúng ta lại bỏ trống việc khai thác tiềm năng ứng dụng 5G trong sản xuất nông nghiệp cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy vậy, từ việc thử nghiệm chứng minh công nghệ đến việc triển khai thương mại 5G để dùng trong thực tế vẫn là vấn đề lớn. Thực tế, tình hình triển khai 5G ở Việt Nam còn rất chậm, hầu như mới dừng ở thử nghiệm phạm vi hẹp, trung tâm đô thị, dùng cho trải nghiệm hơn là để khai thác. 5G có lẽ còn lâu mới vươn đến các vùng xa.1
Trong việc triển khai 5G hiện nay phần lớn đang tập trung vào các dịch vụ băng rộng (truyền hình 5K, camera phân giải cao…), chỉ có một vài thử nghiệm các dịch vụ băng hẹp IoT như việc triển khai 1000 trạm NB của Viettel tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 và cũng đã lâu không có thêm thông tin từ dự án này..2
Với tốc độ phát triển công nghệ như hiện nay các nhà phát triển giải pháp số cho nông nghiệp thông minh nước ngoài sẽ sớm bắt được cơ hội. Các doanh nghiệp số ở Việt Nam càng đi chậm càng đánh mất cơ hội này.
Đứng trước các thách thức của việc triển khai mạng 5G, xuất phát từ các đặc trưng của nông nghiệp Việt Nam, vừa qua học viên đề xuất một số vấn đề liên quan nhằm khắc phục các hạn chế, chủ động tiếp cận các cơ hội này như dưới đây:
‒ Việc thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) nhanh và rộng khắp các lĩnh vực ở Việt Nam đang được Chính phủ thực hiện quyết liệt. Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng, tiềm năng nên cần có sự ưu tiên trong đó Nhà nước cần hỗ trợ thúc đẩy triển khai mạng di động 5G tại các khu vực có sự tập trung quy mô sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cao tìm cơ hội phá vỡ thế phụ thuộc nhau kiểu “quả trứng- con gà” hiện nay. 1 https://www.nperf.com/vi/map/VN/- /167.Viettel/signal/?ll=10.033766870069249&lg=106.6937255859375&zoom=8 2 https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/tin-tuc/viettel-phat-song-5g-va-dua-vao-khai-thac-ha-tang-ket- noi-van-vat-tai-tp-ho-chi-minh-591641
51
‒ Nhà nước cũng nên sớm có các hoạt động nghiên cứu, tiêu chuẩn hóa các công nghệ, kỹ thuật 5G làm cơ sở để các đơn vị công nghiệp sản xuất các trang thiết bị tương thích 5G cho sản xuất nông nghiệp thông minh tránh phụ thuộc vào nước ngoài. ‒ Các trường Đại học, cơ sở nghiên cứu cần được đầu tư các Lab về 5G như là các môi trường để thúc đẩy các đào tạo nguồn nhân lực số, sớm có các giải pháp chiếm lĩnh thị trường này không chỉ ở Việt Nam mà cả các thị trường nông nghiệp xung quanh.
‒ Cần triển khai hạ tầng 5G tại các khu công nghiệp CNTT Tập trung, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp phát triển dịch vụ số cho doanh nghiệp có điều kiện thực tế xây dựng các giải pháp thông minh sẵn sàng cho giai đoạn bùng nổ.
‒ Các telco nên có tính toán đến tiềm năng của 5G trong nông nghiệp để xây dựng quy hoạc triển khai 5G trong giai đoạn tới tránh manh mún, bị động và chậm đáp ứng cho các đòi hỏi của lĩnh vực.
‒ Telco sớm nghiên cứu đầu tư điện toán biên để đưa điện toán đám mây đến sát hơn với các khu vực sản xuất để đón đầu các nhu cầu sử dụng hạ tầng tính toán và lưu trữ dữ liệu của sản xuất nông nghiệp.
‒ Các Telco cũng tập trung nghiên cứu về Bigdata/AI với các bài toán trong nông nghiệp thông minh, chính xác để có thể cung cấp các dịch vụ nông nghiệp thông minh trên quy mô rộng sẽ tối ưu được chi phí phát triển, vận hành hoặc tạo ra cơ hội giúp các doanh nghiệp số quy mô nhỏ (nhưng thích ứng nhanh) có thể khai thác các công nghệ phức tạp này vào các giải pháp cho nông nghiệp Việt Nam, thể hiện vai trò dẫn dắt của mình.