Tham số PSNR được sử dụng để đo mức độ giống nhau giữa hai chuỗi video trước khi nén và sau khi giải nén. Tham số PSNR phản ánh chất lượng của chuỗi video sau khi giải mã. Tham số này càng lớn đồng nghĩa với chất lượng chuỗi video sau khi giải nén càng giống với chất lượng chuỗi video gốc. Trong thực tế, chuỗi video có giá trị PSNR từ 30 dB trở lên sẽ được coi là có chất lượng tốt. Công thức (3.1) biểu diễn cách tính giá trị PSNR.
PSNR = 20. log10(MAX1
√MSE) (3.1)
Trong đó, MAX1 là giá trị mức xám lớn nhất của điểm ảnh trên ảnh. Khi một điểm ảnh được biểu diễn bởi 8 bit thì giá trị của nó sẽ là 255. MSE (Mean Square Error) trung bình bình phương giá trị sai khác giữa các điểm ảnh của ảnh sau khi giải mã và ảnh gốc.
Để đánh giá hiệu quả của các thuật toán ước lượng chuyển động, tham số PSNR và độ phức tạp của thuật toán được sử dụng để so sánh giữa các thuật toán.
Tham số PSNR được đo như sau:
- Bước 1: Tìm vector chuyển động cho khung hình 2 trên mỗi chuỗi video bằng các thuật toán ước lượng chuyển động.
- Bước 2: Dựa trên các vector chuyển động và khung hình 1, khung hình 2 được tái tạo (bù chuyển động).
- Bước 3: Giá trị PSNR được tính dựa trên khung hình 2 gốc và khung hình 2 được tái tạo.
43
MSE (Mean Squared Error) là sai số trung bình bình phương dùng cho ảnh hai chiều có kích thước là MxN. Trong đó Org là ảnh gốc còn Rec là ảnh được khôi phục tương ứng. MSE được tính qua công thức:
𝑀𝑆𝐸 = 1 𝑀𝑥𝑁 ∑ ∑(𝑂𝑟𝑔(𝑖, 𝑗) − 𝑅𝑒𝑐(𝑖, 𝑗))2 𝑁−1 𝑗=0 𝑀−1 𝑖=0 (3.2)