- Thị trường: Miền Bắc, tập trung chủ yếu tại thị trường Hà Nộ
HUYỆN ĐẢO ĐẦU TIÊN CỦA CẢ NƯỚC ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚ
ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI
Huyện đảo Cô Tô đang khoác lên mình diện mạo mới.
Từ một xã thuộc huyện Móng Cái, tỉnh Hải Ninh năm 1961, đến năm 1994 trở thành huyện, Cô Tô ngày nay đã và đang chuyển mình mạnh mẽ và toàn diện, 3 vấn đề mà những năm đầu khi mới thành lập huyện (1994) là điện, nước và giao thông đến nay đã được giải quyết. Tháng 3/2016, Thủ tướng Chính Phủ ra quyết định công nhận huyện Cô Tô đạt chuẩn Nông thôn mới và các quy hoạch chiến lược đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đến nay, Cô Tô tiếp tục khắc phục khó khăn của đại dịch Covid-19, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới (NTM).
Ánh Hậu
Thời gian qua, UBND xã Thanh Lân đã tiến hành chỉ đạo thực hiện phát triển hàng hóa chủ lực của xã đảm bảo đúng theo theo Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện Cô Tô, gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đến năm 2020”. Trong đó xã Thanh Lân thực hiện việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; Thực hiện đúng quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản; Gắn các hoạt động khai thác với du lịch dịch vụ, với các hoạt động như: Câu mực, câu cá, lặn biển…. Bên cạnh đó thực hiện các quy hoạch: Quy hoạch phân khu chức năng; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô và quy hoạch chung xây dựng huyện Cô Tô, xã Thanh Lân trong giai đoạn tiếp theo sẽ định hướng phát triển thành khu du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao.
Có ít nhất 01 HTX thành lập theo luật HTX năm 2012 hoạt động hiệu quả và được nhân rộng; Có kế hoạch thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của xã đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và gắn với định hướng phát triển dịch vụ, du lịch.. .của địa phương
So với những năm trước đây (năm 2015) thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người. Thời điểm hiện tại, thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/người.
Nông nghiệp không phải là thế mạnh của huyện, tuy nhiên thời gian qua xã đảo Thanh Lân đã mạnh dạn đầu tư kinh phí để xây dựng hệ thống kênh mương nội động, tập trung chuyển đổi cơ cấu, cây trồng theo hướng hàng hóa. Nếu những năm trước, người dân trên đảo cứ phải đợi những chuyến tàu ra đảo mới mua được gạo ngon để ăn Tết thì nay đã hoàn toàn thay đổi. Các loại gạo được coi là “đặc sản” như Hương thơm, Bắc ưu, Mộc hương… đã thực sự “nâng tầm” thương hiệu gạo Cô Tô, điều này đã khẳng định tinh thần sáng tạo, cần cù lao động của người dân nơi đây.
Theo số liệu mới nhất năm 2021, toàn xã có 3.450m mương tưới, tiêu được cứng hóa, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp tập trung của xã. Hiện tại xã có 3/4 thôn có cổng chào được xây dựng kiên cố, đảm bảo mỹ quan trong khu dân cư.
Bên cạnh những tiêu chí khác, xã đã thực hiện hiệu quả các giải pháp, phương án cụ thể bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu đó là triển khai việc trồng mới các cây môi trường, cây xanh, cây cảnh; Triển khai thực hiện các giải pháp giảm thiểu đến môi trường sống như tuyên truyền hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ, thực hiện tốt 02 đề án: Hạn chế sử dụng túi nilong và phân loại rác thải tại nguồn. Hàng năm, đều kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của BCH và lực lượng tìm kiếm, cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy; Xây dựng kế hoạch về phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.Hàng năm, đều kiện toàn Ban
chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; ban hành Thông báo tới các cơ sở thôn nhằm tích cực quan tâm đến việc phòng chống đuối nước cho trẻ em.
Theo Nguyễn Công Hùng, Bí thư Đảng ủy- Chủ tịch UBND xã Thanh Lân, hiện nay đại dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng một phần đến việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, như việc đầu tư, việc giữ khoảng cách trong sản xuất trên địa bàn và trong việc họp bàn với nhân dân cũng phải thực hiện triển khai linh hoạt.
Tính đến hết tháng 10/2020, xã Thanh Lân có 2/4 = 50% thôn đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND huyện công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới.