NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM OCOP

Một phần của tài liệu 1628067163so 32 - tap chi llang nghe viet nam 2021 m (Trang 26 - 27)

Hiện nay, Cao Bằng có khoảng 184 sản phẩm có lợi thế, thuộc 6 nhóm sản phẩm gồm thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm và nội thất, trang trí, dịch vụ du lịch nông nghiệp. Qua đánh giá, phân hạng, đã có 24 sản phẩm của hơn 20 chủ thể sản xuất đạt tiêu chuẩn sản phẩm cấp tỉnh từ ba sao.

Để tạo ra hai sản phẩm chè là Hồng Trà và Lục Trà được công nhận đạt 3 sao thuộc chương trình OCOP tỉnh Cao Bằng năm 2020, Công ty TNHH Kolia đã hướng đến sự khác biệt của những sản phẩm, sử dụng mô hình trồng, sản xuất trà sạch, an toàn theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Bằng việc nâng cao chất lượng, đầu tư cải tiến bao bì, mẫu mã, hai sản phẩm được công nhận đạt ba sao thuộc Chương trình OCOP của Công ty TNHH Kolia không chỉ được tiêu thụ ở thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Australia. Sản phẩm Hồng Trà, Lục Trà được thị trường đón nhận đã tạo động lực để thương hiệu chè đặc sản của tỉnh Cao Bằng tiếp tục vươn xa.

Ông Hoàng Mạnh Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Kolia cho biết, hơn 10 năm trồng, sản xuất, tìm tòi, nghiên cứu và có những biến đổi trong kỹ thuật chế biến chè, trên diện tích hơn 20 ha, hàng năm Công ty TNHH Kolia sản xuất từ 6-7 tấn chè nguyên liệu và chế biến thành hơn 10 sản phẩm chè các loại.

Khi hai sản phẩm Lục Trà và Hồng Trà được chứng nhận OCOP đã tạo đà cho công ty tiếp tục phát triển thương hiệu cho các sản phẩm trà; là đòn bẩy thúc đẩy sản phẩm của công ty tự tin hội nhập vào thị trường lớn ở trong và ngoài nước. Thời gian tới, Công ty TNHH Kolia sẽ tiếp tục tham gia hoàn thiện quy trình kỹ thuật và các tiêu chí OCOP đưa ra để nâng tầm cho sản phẩm.

Lạp sườn, thịt hun khói của Hợp tác xã Tâm Hòa phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng là hai sản phẩm OCOP ba sao của tỉnh Cao Bằng. Có mặt trên thị trường hơn 20 năm, thương hiệu lạp sườn, thịt hun khói của Hợp

tác xã Tâm Hòa được đăng ký độc quyền “Lạp sườn - đặc sản Cao Bằng” tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường và đưa hình ảnh món ăn của miền non nước Cao Bằng đi khắp đất nước và vươn xa ra thị trường quốc tế.

Hiện nay, mỗi ngày, Hợp tác xã Tâm Hòa sản xuất hơn 100kg lạp sườn, thịt hun khói thành phẩm, vào những dịp cao điểm, sản lượng có thể lên đến từ 600-700kg/ngày; sản phẩm đã có mặt tại một số chuỗi siêu thị và đại lý, cửa hàng bán lẻ tại thị trường như: Hà Nội, Thái Nguyên... Việc xây dựng thành công thương hiệu lạp sườn, thịt hun khói, Hợp tác xã Tâm Hòa đã giúp 20 xã viên có nguồn thu nhập ổn định.

Bà Nguyễn Thanh Tâm, Chủ nhiệm Hợp tác xã Tâm Hòa cho biết, Chương trình OCOP của tỉnh Cao Bằng đã giúp sản phẩm của hợp tác xã khẳng định được chỗ đứng chắc trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Khi sản phẩm được công nhận đạt ba sao, nhiều người biết đến sản phẩm đã giúp hiệu quả kinh tế được tăng lên. Thời gian tới, Hợp tác xã Tâm Hòa sẽ phấn đấu để sản phẩm lạp sườn và thịt hun khói được công nhận lên 4 sao.

Hiện nay, Cao Bằng có khoảng 184 sản phẩm có lợi thế, thuộc 6 nhóm sản phẩm gồm thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm và nội thất, trang trí, dịch vụ du lịch nông nghiệp. Qua đánh giá, phân hạng, đã có 24 sản phẩm của hơn 20 chủ thể sản xuất đạt tiêu chuẩn sản phẩm cấp tỉnh từ ba sao. Năm nay, Cao Bằng sẽ tiếp tục xác định 30 sản phẩm OCOP, phấn đấu đến năm 2025 có 5 sản phẩm chủ lực 4 sao cấp tỉnh và 120 đạt 3 sao cấp tỉnh.

Ông Nông Thanh Mẫn Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng cho biết, thời gian tới, từ nguồn vốn chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tỉnh Cao Bằng sẽ bố trí 58,8 tỷ đồng hỗ trợ 63 kế hoạch, mô hình liên kết cấp tỉnh và địa phương; Trong đó, hỗ trợ để hình thành các sản phẩm OCOP như: phát triển vùng nguyên liệu, tư vấn xây dựng liên kết sản xuất, hỗ trợ nhãn mác, bao bì sản phẩm...

Bên cạnh đó, tỉnh Cao Bằng xác định xúc tiến thương mại là giải pháp quan trọng để mở rộng thị trường, kích cầu tiêu dùng sản phẩm OCOP. Thông qua các chương trình tuyên truyền, quảng bá sản phẩm OCOP tại các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại sẽ tạo ra cơ hội giao lưu, kết nối cung cầu; đưa sản phẩm OCOP của địa phương lan tỏa rộng rãi trên thị trường, tạo động lực để các chủ thể đầu tư mở rộng quy mô, đa dạng sản phẩm.

Nhờ các hoạt động xúc tiến, quảng bá giới thiệu, các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm của tỉnh Cao Bằng cũng sẽ được đưa vào hệ thống bán lẻ hiện đại, từng bước chiếm được niềm tin của người tiêu dùng.

Ngoài ra, tỉnh Cao Bằng vận động người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Các cơ quan quản lý nhà nước làm tốt vai trò cầu nối, hỗ trợ tạo sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người dân trong việc khai thác, phát huy các giá trị sản phẩm đã được bảo hộ; Có kế hoạch, chính sách cụ thể hỗ trợ các sản phẩm chưa đạt chuẩn OCOP nhưng có tiềm năng để phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, cảnh quan, văn hóa và tính cộng đồng của địa phương.

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư khu vực nông thôn. Các sản phẩm OCOP đang từng bước hiện thực hóa việc nâng cao chất lượng, đảm bảo quy chuẩn, tính chuyên nghiệp của nông sản tỉnh Cao Bằng.

Chu Hiệu

Hoà bình lập lại 1954, người dân Hiệu Lực từ vùng tản cư trở về khôi phục làng, xóm cũ bắt đầu cuộc sống mới, trên địa bàn bán sơn địa rộng hơn100 ha, về sau diện tích của thôn Hiệu Lực bị thu hẹp khoảng 40 ha, do yêu cầu của việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải Xuân Sơn, Sơn Tây, giáp ranh xã Tản Lĩnh.

Hiện tại Hiệu Lực có 229 hộ, 779 nhân khẩu gồm 3 dân tộc Tày, Mường, Kinh. Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Chính quyền xã Tản Lĩnh, trực tiếp là Chi ủy chi bộ Đảng thôn Hiệu Lực và Ban Thôn qua các thời kỳ, cán bộ và nhân dân địa phương đã nỗ lực phấn đấu, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới và phát triển. Nhiều ngôi nhà dân đàng hoàng to đẹp, nhiều gia đình có các phương tiện ô tô, xe máy và các vật dụng đắt tiền, chứng tỏ đời sống người dân ngày càng được nâng cao.

Hiện tại số hộ khá và giàu của thôn Hiệu Lực chiếm tới 60-70%, chỉ còn 4 hộ nghèo và 4 hộ cận nghèo. Đường làng, ngõ xóm và hệ thống giao thông nội đồng hầu hết đã được bê tông hóa, thuận lợi cho sản xuất và đời sống của người dân. Các công trình văn hóa tâm linh như Chuà cổ Đại Tự, Đền Rừng già, được tu bổ, tôn tạo và xây dựng mới trên nền móng cũ, trị giá nhiều tỷ đồng, cũng như cổng chào thôn Hiệu Lực mới xây dựng hoàn toàn từ nguồn vốn xã hội hóa, mới thấy hiệu quả của chương trình xây dựng nông thôn mới và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" tại địa phương đã phát huy hiệu quả.

Ông Nguyễn Bá Chỉ, Trưởng thôn Hiệu Lực, người đã có 7 năm liên tục làm Chi hội trưởng Nông dân (từ 2014 đến nay) cho biết, trong những năm qua ảnh hưởng của tình hình thời tiết thiên tai khắc nghiệt và dịch bệnh gia súc, gia cầm, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường từ bãi rác thải Xuân Sơn của thành phố tác động

trực tiếp tới sản xuất, đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương. Hiện đã có nhiều hộ gia đình trong vùng nguy hiểm phải chuyển vào khu tái định cư thôn Cẩm Phương, Tản Lĩnh và hiện tại còn nhiều hộ gia đình chưa được giải quyết xong các thủ tục liên quan đến đền bù, di rời, bên cạnh đó lại ảnh hưởng của tình hình đại dịch bệnh Covid-19 phức tạp, kéo dài. Song thực hiện chỉ đạo của Đảng và chính quyền xã Tản Lĩnh, cán bộ nhân dân thôn Hiệu Lực đã và đang thực hiện tốt nghị quyết số 84/ NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ, vừa thực hiện tốt các biện pháp phòng chống đại dịch Covid-19, vừa tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Phát huy lợi thế của địa phương là làm kinh tế VAC (vườn- ao- chuồng), nhiều hộ gia đình thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ chăn nuôi gia súc gia cầm, chăn nuôi thủy sản, trồng hoa, cây cảnh, cây công trình. Với phương châm "Mỗi gia đình thôn xóm là một pháo đài chống dịch, mỗi người dân là một chiến sĩ phòng chống đại dịch Covid-19", chấp hành nghiêm chỉnh khuyến cáo 5K của Bộ y tế để bảo vệ an toàn cho bản thân, gia đình và xã hội. Ngoài ra cán bộ nhân dân trong thôn còn tích cực tham gia đóng góp Quỹ phòng chống Covid-19 do Nhà nước phát động. Phát huy truyền thống đoàn kết vốn có, nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, cán bộ đảng viên và nhân dân thôn Hiệu Lực đã và đang đóng góp tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh của xã Tản Lĩnh, quyết tâm xây dựng địa phương ngày càng phát triển và đổi mới .

Thôn Hiệu Lực là một trong 4 thôn cổ nhất của xã Tản Lĩnh huyện Ba Vì (Hà Nội) được thành lập từ thế kỷ 17, cách đây khoảng 400 năm. Thời kỳ Pháp thuộc, Hiệu Lực đã từng là chốn đi về an toàn, nơi che giấu nhiều cán bộ cách mạng. Sau này kẻ địch dồn dân lập ấp, phá hủy Đình, Đền, Chùa, tạo vành đai trắng, thôn Hiệu Lực trở nên tiêu điều xác xơ. Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Chính quyền xã Tản Lĩnh, trực tiếp là Chi ủy chi bộ Đảng thôn Hiệu Lực và lãnh đạo Thôn qua các thời kỳ, cán bộ và nhân dân địa phương đã nỗ lực phấn đấu, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới và phát triển.

Phạm Sơn PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu 1628067163so 32 - tap chi llang nghe viet nam 2021 m (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)