Xây dựng quan điểm và mục tiêu phát triển a) Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Giáo trình -Quy hoạch phát triển nông thôn -chương 4 doc (Trang 35 - 36)

6. NỘI DUNG XÂY DỤNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

6.3.2. Xây dựng quan điểm và mục tiêu phát triển a) Quan điểm phát triển

Xây dựng quan điểm phát triển là sự thể hiện tính nhất quán về đường lối chỉ đạo, về chương trình hành động và những giải pháp hữu hiệu để đạt được mục tiêu quy hoạch theo phương hướng đã đề ra.

Ví dụ có thể có các quan điểm phát triển như sau:

Quan điểm về phát huy nội lực, xác định quy mô, cơ cấu nền kinh tế phù hợp với điều kiện của vùng trên cơ sở khai thác lối ưu mọi tiềm năng.

Quan điểm về hợp lác trong hoạt động đầu tư đối với các vùng trong nước và trong hoạt động kinh tế đối ngoại

nhằm tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư, các thiết bị và công nghệ mới, mở rộng thị trường...

-Quan điểm về phát triển với bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh quốc phòng.

b) Mục tiêu phát triển

Nhiệm vụ của các nhà quy hoạch là phải xác định rõ được mục tiêu cần đạt được của công tác quy hoạch, trong đó có mục liêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Các mục tiêu đề ra phải phản ánh đầy đủ dự kiến về sự phát triển của vùng hoặc địa phương trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường... theo phương hướng đã xác định. Mục tiêu đề ra phải đảm bảo tính hiện thực, tính thống nhất và được sự nhất trí cao của nhân dân trong vùng. Các nhà quy hoạch cũng phải xác định rõ ởđâu và làm như thế nào để các phương án quy hoạch có thể được thực thi tết nhất, đáp ứng các yêu cầu phát triển.

Để xác định rõ mục tiêu phát triển, người ta thường xây dựng một tháp mục tiêu, trong đó có mục tiêu tổng quát và các mục tiêu riêng biệt, cụ thể. Mục tiêu tổng quát là vì ám no hạnh phúc cho mọi người, vì lợi ích của toàn dân tộc, vì an toàn môi trường và sử dụng tối ưu các nguồn lực.

Các mục tiêu cụ thể tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng mà xác định cho phù hợp trong từng giai đoạn lịch sử, nhưng phải nhằm vào việc thực hiện mục tiêu tổng quát. Ví dụ: xây dựng mục tiêu về phát triển kinh tế, mục tiêu về phát triển xã hội, mục tiêu vềđô thị hoá, về xây dựng cơ sở hạ tầng, mục tiêu về sử dụng và bảo vệ đất nông lâm nghiệp, về xây dựng cảnh quan...

Các mục tiêu cụ thể thường không phải lúc nào cũng đồng bộ nhất trí với nhau, mà nhiều khi còn đối lập nhau, mâu thuẫn nhau. Vì vậy đòi hỏi người làm quy hoạch phải nắm vững mối quan hệ giữa các mục tiêu đó, phải suy nghĩ tìm phương án giải quyết để giảm bớt những mâu thuẫn hoặc đối kháng, tạo ra một sự phối hợp hài hoà vì lợi ích chung.

Một phần của tài liệu Giáo trình -Quy hoạch phát triển nông thôn -chương 4 doc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)