Tác động của nợ công:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG tài CHÍNH TIỀN tệ (Trang 25 - 27)

Tích cực

◦ Bù thâm hụt ngân sách: Thông thường, nợ công là hệ quả trực tiếp của thâm hụt ngân sách và quy mô nợ công đúng bằng quy mô thâm hụt ngân sách tích tụ qua các năm. Về nguyên tắc, đểbù đắp thâm hụt ngân sách, chính phủ các nước phải vay trong và ngoài nước, chứ không được phát hành tiền để tránh nguy cơ xảy ra lạm phát cao. Vay nước ngoài gây dựng được một lượng vốn theo yêu cầu, nhằm đạt được các mục tiêu về chi phívà rủi ro, đáp ứng được các mục tiêu quản lý nợ khác của Chính phủ đã đề ra

◦ Đầu tư: Khi có một dự án yêu cầu nhiều về vốn hay công nghệ mà chính phủ không đủ tiềm lực thì vay nước ngoài sẽ giải quyết được phần nào vấn đề vốn  Tiêu cực:

◦ Ảnh hưởng ngược từ các chính sách khi nợ công quá lớn:Khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để được nhận sự hỗ trợ cần thiết từcác tổ chức tín dụng quốc tế. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, khi nền kinh tế toàn cầu mới thoát khỏi khủng hoảng, bắt đầu có dấu hiệu phục hồi do kết quả của các gói kích thích kinh tế mà chính phủ các nước đã chi ra trong những năm trước đây, thì việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế, làmchậm tốc độ tăng trưởng, thậm chí có thể đẩy nền kinh tế vào “khủng hoảng kép”

◦ Bị hạ bậc tín nhiệm: Khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo của các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế. Khi đó, các quỹ đầu tư lớn lập tức bán ra loại trái phiếu này, đồng thời từ chối mua vào trong các đợt phát hành tiếp theo. Nếu chính phủ muốn huy động tiền từ thị trường tài chính sẽ phải chấp nhận chi phí vốn cao hơn và sau đó, rơi vào vòng xoáy: tiếp tục bị tụt bậc tín nhiệm

◦ Tác động từ nợ chính phủ đến tăng trưởng kinh tế: Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau

▪ Tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút

▪ Gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân

▪ Tăng thuế để trả lãi nợ vay chính công dân nước mình => Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội.

◦ Gánh nặng cho toàn bộ nền kinh tế cùng với rủi ro chênh lệch tỉ giá:

▪ Nợ công ở mức cao sẽ kéo theo mức bội chi ngân sách lớn và dần dần sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.

▪ Trong khi trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây, Chính phủ đang có kế hoạch triển khai nhiều dự án hạ tầng lớn như nhà máy điện nguyên tử, đường sắt cao tốc,… nên tỷ lệ nợ nước ngoài sẽ tăng vọt. Nhìn lại quá trình này, đã có lúc Nhà nước phải đi vay với tỷ giá chỉ 11 nghìn Việt Nam đồng quy đổi bằng 1 USD, thì ở thời điểm

hiện tại tỷ giá quy đổi đã lên đến mức trên dưới 20 nghìn Việt Nam đồng quy đổi bằng 1 USD. Như vậy là khoản chênh lệch tỷ giá này toàn bộ nền kinh tế của chúng ta phải hứng chịu

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG tài CHÍNH TIỀN tệ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w