hực hiện nhiệm vụ trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng năm 2017, ngành Y tế đã nỗ lực, tập trung các giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tăng cường y tế dự phòng
Xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, thời gian qua, ngoài củng cố mạng lưới, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế dự phòng các tuyến, Sở Y tế
Đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh thường xuyên học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ phục vụ khám,
chữa bệnh cho nhân dân. Ảnh: V.M
tích cực chỉ đạo các cơ sở y tế, đặc biệt các trung tâm y tế huyện, thành phố, trạm y tế xã, phường đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động nâng cao ý thức phòng dịch bệnh cho nhân dân; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, nắm vững tình hình dịch tễ trong cộng đồng để phát hiện, xử lý kịp thời ổ dịch, hạn chế tối đa dịch bệnh bùng phát lây lan trên diện rộng. Các chương trình mục tiêu quốc gia, tiêm chủng mở rộng được triển khai thực hiện tốt, mang lại hiệu quả rõ nét trong công tác phòng chống dịch bệnh. Trong năm 2017, toàn tỉnh có 100 ổ dịch, trong đó có 23 ổ dịch sốt xuất huyết và 6 ổ dịch tay chân miệng được xử lý ngay trong vòng 24 giờ; có 11.806 trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 bệnh truyền nhiễm, đạt 98,7%; có 9.395 phụ nữ có thai tiêm vắc - xin uốn ván, đạt 95%. Nhờ các giải pháp tích cực, số bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sốt rét, sởi, thủy đậu... đều giảm, không để xảy ra dịch trên diện rộng. Cụ thể, toàn tỉnh ghi nhận 492 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 40% so với cùng kỳ; 438 ca tay nhân miệng; 1.452 ca tiêu chảy, giảm 39%...
Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
Để thực hiện tốt công tác này, ngành Y tế tập trung đầu tư cho nguồn nhân lực bảo đảm về số lượng, nâng cao về chất lượng; đồng thời đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao năng lực cho các cơ sở khám, chữa bệnh. Thông qua các chính sách đào tạo, đãi ngộ thu hút
nhân tài, năm 2017, ngành đã cử 3 bác sĩ đi học chuyên khoa II, 5 bác sĩ đi học chuyên khoa I, 3 trường hợp đi đào tạo bác sĩ đa khoa, 3 trường hợp đi đào tạo bác sĩ y học dự phòng; tiếp nhận 3 bác sĩ vừa tốt nghiệp để bố trí làm việc tại các cơ sở y tế... Thực hiện Đề án 1816, Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện tuyến huyện cử bác sỹ luân phiên về hỗ trợ các trạm y tế. Hiện tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ làm việc đạt 64%. Nhờ đó, người dân mắc các bệnh thông thường hầu hết được khám, chữa trị ngay tại địa phương, tiết kiệm chi phí đi lại, điều trị và giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã về chuyển giao cho Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Sơn kỹ thuật hồi sức sơ sinh tại phòng sinh, đặt đường truyền tĩnh mạch sơ sinh, điều trị suy hô hấp, nhiễm trùng, vàng da sơ sinh; chuyển giao cho Trung tâm Y tế Thuận Bắc kỹ thuật theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng minitor sản khoa, đỡ đẻ ngôi ngược...
Cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện quy trình chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân.
Ngoài bổ sung bác sỹ cho các trạm y tế và chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, thông qua các Đề án 1816, bệnh viện vệ tinh, các bệnh viện tuyến tỉnh, nhất là Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã được các bệnh viện tuyến trên cử bác sĩ về hỗ trợ, chuyển giao các gói kỹ thuật điều trị trên các lĩnh vực. Trong năm 2017, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã được các bệnh viện: Nhi Đồng 2, Chấn thương- Chỉnh hình, Răng Hàm Mặt Trung ương, Ung bướu, Từ Dũ, Nhân dân 115 TP.Hồ Chí Minh... chuyển giao nhiều gói kỹ thuật cao như: Phẫu thuật nang ống mật chủ nhi; phẫu thuật tắc tá tràng nhi; phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ 2 tầng; phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng; phẫu thuật nội soi cắt tử cung qua ngã bụng; hóa trị liệu ung thư... góp phần quan trọng nâng cao tay nghề cho đội ngũ y bác sĩ của tỉnh. Đặc biệt, hơn 1 năm đi vào hoạt động, dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, đến nay, Đơn vị tim mạch can thiệp của Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có thể tự thực hiện kỹ thuật chụp mạch vành và một số kỹ thuật cao trong điều trị bệnh tim mạch. Đây là một trong những thành tựu quan trọng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, góp phần tạo uy tín, nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho y tế tuyến tỉnh.
Ngoài nâng cao chất lượng chuyên môn, ngành Y tế quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ y tế rèn luyện y đức; thành lập, nhân rộng mô hình “Tiếp sức người bệnh” tại các bệnh viện; công khai các đường dây nóng, hòm thư góp ý tiếp nhận, giải quyết kịp thời phản ánh của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Qua đánh giá, hầu hết các bệnh viện đạt loại tốt trong việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ bệnh nhân.
Với những giải pháp đồng bộ, chất lượng khám, chữa bệnh không ngừng được nâng cao. Nhiều chỉ tiêu y tế cơ bản đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi dưới 10/1.000; tỷ suất chết mẹ/100.000 trẻ đẻ ra sống dưới 40/100.000; tỷ lệ giường bệnh đạt 25,7 giường/vạn dân; tỷ lệ bác sĩ đạt 8 bác sĩ/vạn dân; 49% xã, phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế...
Bác sĩ Lê Minh Định, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Thời gian tới, ngành Y tế tiếp tục kiện toàn mạng lưới, tăng cường công tác y tế dự phòng, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ y tế. Nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh Đề án Phát triển Bệnh viện Đa khoa tỉnh lên hạng I, quy mô 1.000 giường bệnh; khởi công xây mới Bệnh viện Y dược cổ truyền; đồng thời đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển. Phấn đấu năm 2018, tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi duy trì dưới mức 10/1.000 trẻ; tỷ suất chết mẹ/100.000 trẻ đẻ ra duy trì ở mức dưới 40/100.000; nâng tỷ lệ giường bệnh lên 26,5 giường/vạn dân; tỷ lệ bác sĩ đạt 8,2 bác sĩ/vạn dân; 66% trạm y tế có bác sĩ làm việc và 50% xã, phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế…
Uyên Thu