III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC
1. Chính sách hỗ trợ và xúc tiến thương mại
Có thể nói, muốn phát triển kinh tế đất nước thì mỗi quốc gia dù nghèo hay giàu, dù mạnh hay yếu cũng rất quan tâm đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp của mình phát triển mà đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Hơn nữa hoạt động trong nền kinh tế thị trường còn non trẻ, các công ty xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam không những thiếu thông tin về thị trường mà đồng thời cũng không có đủ khả năng về tài chính để có thể tham gia các hoạt động Marketing, chào hàng quốc tế, trực tiếp tìm kiếm khách hàng nước ngoài. Vì vậy, để có thể giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tìm kiếm được các đối tác, bạn hàng nhập khẩu, Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp sau:
- Nhà nước nên dành một nguồn kinh phí nhất định của Ngân sách để hỗ trợ cho công tác xúc tiến thương mại, nhất là cho việc khuếch trương xuất khẩu.
-Nhà nước cần đưa ra những ưu đãI về thuế,về vay vốn cho các DN ngoàI quốc doanh, các DN vừa và nhỏ.
-Lập các quĩ đất để cấp cho các dự án phát triển sản xuất,làm kho tàng bến bãi.
Collected
- Cần duy trì, tái tạo, phát huy các ngành nghề truyền thống, quan tâm nhiều hơn đến các làng nghề.
- Cần có các qui chế, qui định rõ để bảo vệ cho thương hiệu hàng hoá của mình đối với nước ngoài, cũng như trong nước. Bảo hộ quyền sở hữu đối với các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá.
- Ngoài ra, Nhà nước cũng cần xây dựng kênh thông tin thương mại thông suốt từ các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Thương mại đến các Sở Thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong nước. Đồng thời tổ chức cung cấp thông tin dịnh kỳ hàng năm, hàng quý thông qua các tạp chí, ấn phẩm về tình hình tiêu thụ hàng TCMN trên thế giới cho các doanh nghiệp biết.