III. CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG KHẢ
3. Phân tích mặt mạnh và mặt yếu, cơ hội nguy cơ trong đấu thầu xây lắp của công ty cầu
của công ty cầu 14.
việc phân tích các mặt này sẽ giúp cho công ty biết được năng lực cũng như cơ hội và nguy cơ của mình để có thể bổ sung điều chỉnh và ngăn chặn kịp thời các vấn đề có liên quan, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
3.1. Mặt mạnh:
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo, có trình độ kinh nghiệm, đủ đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng những công trình quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật cao.
- Máy móc thiết bị đa dạng chủng loại, hiện đại với năng lực lớn.
- Có một số công nghệ thi công xây lắp hiện đại, có khả năng cải tiến trang thiết bị kỹ thuật của công trình.
- Công ty có kinh nghiệm lâu năm với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh xây dựng như sân bay, cảng biển, các loại cầu, quốc lộ.
- Cơ sở vật chất thiết bị của Công ty tương đối đồng bộ và hiện đại. - Công tác lập và điều hành thực hiện kế hoạch có cơ sở vững chắc, có nhiều biện pháp mạnh, kiên quyết và có tính kỷ luật cao.
- Được sự quan tâm lớn của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là bộ giao thông vận tải và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I.
- Có quan hệ tốt với các cơ quan chức năng các cơ quan chính quyền địa phương.
- Có số vốn sản xuất kinh doanh lớn, đủ năng lực để thi công xây dựng những công trình quy mô lớn.
3.2. Mặt yếu.
- Một số kỹ sư trẻ còn chưa có kinh nghiệm, ít hiểu biết thực tế, một số cán bộ còn thiếu kiến thức quản lý, pháp luật.
- Đôi khi phải sử dụng một số lượng lao động thuê ngoài lớn, chưa đảm bảo trình độ yêu cầu .
- Vấn đề kiểm tra chất lượng công trình ở nhiều khâu chưa được thực hiện chu đáo.
- Công tác quyết toán còn nhiều vướng măc về các thủ tục. - Khả năng phân tích tài chính còn yếu.
- Công tác thu hồi vốn và giải quyết các khoản nợ chưa dứt điểm. - Hệ số nợ tương đối cao.
3.3. Cơ hội:
- Đảng và nhà nước ta đã và đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì vậy đầu tư xây dựng cơ bản về cơ sở hạ tầng, như đường cao tốc, sân bay, cầu, cảng.. được ưu tiên cao với nhu cầu ngày càng lớn.
- Với chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước ta, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng có quan hệ với các tập đoàn công nghiệp xây dựng trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm và thực hiện liên doanh, liên kết.
- Trong bối cảnh hội nhập, chúng ta có nhiều khả năng và cơ hội hơn để tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại của thế giới.
3.4. Nguy cơ:
- Thị trường xây dựng đang và xẽ diễn ra sự cạnh tranh gay gắt làm cho giá bỏ thầu có xu hướng thấp.
- Khoa học công nghệ tút hậu sơ với thế giới và khu vực, làm cho sức cạnh tranh yếu rất dễ trở thành nơi tiếp nhận các công nghệ lạc hậu tiêu tốn năng lượng và ô nhiễm môi trường.
- Trươc thực trạng máy móc thiết bị và khoa học công nghệ của công ty lạc hậu sơ với thế giới và khu vực sức cạnh tranh còn yếu.. thì xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới sẽ là khó khăn, trở ngại rất lớn đối với công ty trong quá trình hội nhập và phát triển.
- Yêu cầu ngày càng cao của chủ đầu tư về tiến độ thi công, chất lượng công trình và yếu tố kỹ thuật.
- Giá cả nguyên vật liệu trên thị trường không ổn định.
Có thể nói rằng công ty có rất nhiều thuận lợi để phát triển và hội nhập song cũng phải đương đầu với không ít (khó khăn vấn đề là khi hoạt động
đều phải tự tìm ra con đường phát triển cho riêng mình. Cơ sở quan trọng để xác định con đường phát triển đúng là phải biết được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trên thường trường để phát huy điểm mạnh vận dụng cơ hội, hạn chế điểm yếu tránh nguy cơ để tìm ra một giải pháp hợp lý trong chiến lược cạnh tranh của công ty.
Để tìm được giải pháp hợp lý trong chiến lược cạnh tranh ta dùng ma trận SWoT để trợ giúp.
Ma trận SWOT
Cơ hội (O)
- Chính sách mở cửa - Nhu cầu xây dựng tăng
Nguy cơ (T)
- Yêu cầu cao của chủ đầu tư - Đối thủ cạnh tranh - NVL Mặt mạnh (S) - CBCNV có trình độ kinh nghiệm. - MMTB đồng bộ, hiện đại
- Kinh nghiệm thi công - Vốn sản xuất kinh doanh
- Cải tiến kỹ thuật
S/O
- CBCNV có trình độ kinh nghiệm
- Vốn sản xuất kinh doanh
- Kinh nghiệm thi công - Nhu cầu xây dựng tăng S/T - CBCNV có trình độ kinh nghiệm - MMTB đồng bộ, hiện đại - Vốn SSKD lớn - Cải tiến kỹ thuật
- Yêu cầu cao của chủ đầu tư
- Đối thủ cạnh tranh Mặt yếu (W)
- Lao động thuê ngoài lớn chưa đảm bảo trình độ
- Khả năng phân tích tài chính còn yếu
- Vấn đề kiểm tra chất lượng
W/O
- Lương lao động thuê ngoài
- Nhu cầu xây dựng tăng
W/T
- Lương lao động thuê ngoài chưa đảm bảo trình độ.
- Vấn đề kiểm tra chất lượng.
- Yêu cầu cao của chủ đầu tư.
- Đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng
Với sự đóng góp của mình vào lịch sử phát triển của đất nước, Công ty cầu 14 đã giành được những phần thưởng cao quý:
+ Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng danh hiệu: Anh hùng lao động (QĐ 355KT/CTN ngày 22-7-1998)
+ Chủ tịch nước CHXHCNVN quyết định tặng thưởng: 1 huân chương độc lập hạng 3
2 huân chương lao động hạng nhất 2 huân chương lao động hạng nhì 6 huân chương lao động hạng ba 2 huân chương chiến công.
+ Thủ tướng chính phủ quyết định tặng thưởng 3 cờ thi đua luân lưu (1985, 1989, 1995).
+ Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quyết định tặng 1 cờ thi đua về thành tích xuất sắc xây dựng cầu Chương Dương (1985).
+ Bộ Giao thông vận tải quyết định tặng 6 cờ thi đua xuất sắc (1979, 1984, 1988, 1989, 1990, 1996).
+ Công đoàn Giao thông vận tải Việt Nam quyết định tặng thưởng 4 cờ thi đua xuất sắc (1984, 1988, 1992, 1995).
+ Đoàn TNCS HCM GTVT và thành đoàn Hà Nội quyết định tặng 4 cờ thi đua suất sắc.
+ Công ty giành được 11 cờ thưởng của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố.
+ 9 năm liên tục (1987-1997) thành uỷ Hà Nội, huyện uỷ Gia Lâm công nhận tổ chức cơ sở đảng vững mạnh.
1.6. Trưởng phòng kỹ thuật thi công.
Chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện hệ thống chất lượng của Công ty. - Soát xét kiểm tra bản vẽ kỹ thuật, xây dựng phương án tổ chức thi công.
- Triển khia, giám sát thực hiện hệ thống chất lượng.
- Nghiên cứu xây dựng các phương án giảm bớt sự không phù hợp trong hệ thống chất lượng.
- Soạn thảo giáo án, tham gia giảng dậy. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.
- Chủ trì về việc đánh giá chất lượng sản phẩm trong nội bộ công ty. - Chỉ đạo tổ chức lưu giữ hồ sơ chất lượng.
- Tham mưu cho giám đốc về hoạt động quản lý chất lượng.
- Lập kế hoạch đào tạo và nhu cầu đào tạo đối với nhân viên trong phòng.
1.7. Trưởng phòng máy thiết bị.
- Tham mưu chogiám đốc về quản lý, sử dụng xe máy, thiết bị.
- Chỉ trì, nghiên cứu áp dụng cải tiến xe máy thiết bị dây chuyền công nghệ.
- Trực tiếp hướng dẫn thực hành công nghệ mới tham gia đào tạo nâng cao trình độ công nhân.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng xe máy thiết bị, - Lập kế hoạch đào tạo và nhu cầu đào tạo của nhân viên trong phòng.
1.8. Trưởng phòng kế toán - kinh doanh.
- Tham mưu, tư vấn cho giám đốc xây dựng phương án sản xuất - kinh doanh hàng năm.
- Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. - Chủ trì, đôn đốc thực hiện công tác doanh thu.
1.9. Trưởng phòng vật tư:
- Chủ động tìm kiếm nguồn khai thác cung ứng vật tư. - Kiểm tra chất lượng, chủng loại vật tư.
- Xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng vật tư. - Chỉ đạo sắp xếp kho bãi, bảo quản, cất giữ vật tư.
- Lập kế hoạch đào tạo và nhu cầu đào tạo nhân viên trong phòng.
1.10 Trưởng phòng tổ chức cán bộ - lao động.
- Chịu trách nhiệm cung ứng nguồn lực phục vụ yêu cầu sản xuất. - Xây dựng kế hoạch, quy định đào tạo quản lý chất lượng nguồn lực. - Chỉ đạo triển khai thực hiện áp dụng các chế độ chính sách.
- Đôn đốc kiểm tra chất lượng các sản phẩm chất lượng xe máy, thiết bị bảo đảm an toàn lao động.
- Chỉ đaọ công tác xây dựng, định mức lao động, đơn giá, tiền lương. - Chỉ đạo lưu trữ, cất giữ hồ sơ tài liệu nhân sự.
- Lập kế hoạch đào tạo và nhu cầu đào tạo của nhân viên trong phòng.
1.11. Trưởng phòng tài chính- kế toán.
- Cung cấp tài chính phục vụ mọi hoạt động của Công ty.
- Tham mưu, tư vấn cho gám đốc về sử dụng, quản lý tài chính.
- Tham mưu đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Chỉ đạo thực hiện công tác doanh thu, thanh toán.
- Chỉ đạo lưu giữ bảo quản tài liệu.
- Lập kế hoạch đào tạo và nhu cầu của nhân viên trong phòng.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốv về hoạt động thuộc phạm vi quản lý.
1.12. Trưởng phòng hành chính quản trị.
- Chịu trách nhiệm xây dựng quy chế tiếp nhận và lưu trữ công văn, trực tổng đài.
- Kiểm soát lưu trữ tài liệu.
- Lập kế hoạch cung ứng, mua sắm các thiết bị văn phòng. - Thực hiện công tác hành chính, công tác quan hệ đối ngoại.
1.13. Các đơn vị thi công.
a. Đội trưởng đội cầu.
- Xây dựng phương án tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Chỉ đạo tổ, nhóm, người lao động thực hiện đúng quy trình, kỹ thuạt an toàn.
- Chịu trách nhiệm về việc đảm bảo mỹ thuật, chất lượng sản phẩm. - Chủ trì tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm, nội bộ đơn vị. - Thực hiện công tác quản lý xe máy, thiết bị, vật tư, lao động thuộc phạm vi đơn vị theo quy chế của Công ty.
- Báo cáo, phản ánh các thông tin kịp thời chính xác.
b. Đội trưởng đội xe máy, thi công cơ giới.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất.
- Duy trì bảo dưỡng và quản lý các phương tiện máy móc thiết bị. - Kiểm tra và kiểm soát quá trình hoạt động của phương tiện.
c. Xưởng cơ khí xây dựng.
- Lên kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ sản xuất. - Kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất.
- Đảm bảo duy trì việc bảo quản thành phẩm trong kho, hồ sơ sản phẩm đến khi xuất cho đơn vị.
- Chỉ đạo, chủ trì, tự kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Lập kế hoạch đào tạo, nhu cầu đào tạo của các nhân viên trong xưởng. Trên đây chỉ là sơ lược một phần rất nhỏ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng ban trong công ty để hiểu sâu hơn về công ty ta sang phần tiếp theo.