6. Bố cục luận văn
3.1. Các giải pháp chống nhiễu hiệu quả cho máy thu định vị vệ tinh
Hiện nay có rất nhiều giải pháp chống nhiễu hiệu quả cho máy thu GNSS được thực hiện trên cả phần cứng và phần mềm đó là: Các kỹ thuật xử lý tín hiệu trên ăng-ten mảng [6], [19], [20]; các kỹ thuật dựa trên xử lý tín hiệu số và giao diện người dùng (phần này bao gồm tất cả các thành phần từ đầu vào ăng-ten trong máy thu xử lý tín hiệu ở tần số vô tuyến cho tới trước chuyển đổi thành tần số trung gian thấp hơn gọi chung là frontend) [22]; các kỹ thuật xử lý tín hiệu trên bộ tương quan/giám sát và khối định vị PVT của máy thu GNSS [5], [8] (Hình 3.1).
44
Trong đó kỹ thuật xử lý tín hiện trên ăng-ten mảng được đề cập sâu hơn vì đây là trọng tâm nghiên cứu chính của luận văn.
Những đặc điểm chính của bài toán chống nhiễu bằng cách xử lý không gian thời gian tín hiệu để bảo vệ máy thu GNSS được thể hiện ở những điểm sau đây:
Khác với các bài toán định vị vô tuyến thông thường, đối với các thiết bị thu và định vị bằng vệ tinh thì cần phải thu được tín hiệu từ ít nhất 3 vệ tinh để giải bài toán định vị (Hình 3.2).
Hình 3.2. Nguyên tắc định vị vệ tinh
Một điểm đặc biệt khác nữa, đó là tín hiệu từ vệ tinh nhận được có công suất thấp hơn nhiều so với tạp âm riêng của máy thu.
Đặc điểm thứ ba đó là độ ổn định với nhiễu của máy thu GNSS chỉ bị ảnh hưởng khi có tác động của các nhiễu có công suất lớn hơn công suất tạp âm riêng của máy thu.
Đối với máy thu GNSS thì tỷ số SINR đầu vào ăng-ten ở mức thấp nên việc chống nhiễu có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với khuếch đại tín hiệu có ích đầu vào. Trong khi, việc xử lý tín hiệu không gian thời gian trên ăng-ten mảng có thể đạt được hiệu quả cao với số lượng các phần tử ăng-ten nhất
45
định. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ điều kiện là số lượng nguồn nhiễu nhỏ hơn số phần tử của ăng-ten mảng.