VÒNG QUANH THẾ GIỚI ĐÓN TẾT THÁNG TƯ

Một phần của tài liệu Ban tin so 36 (Trang 28 - 30)

Nhìn ra thế giới

kết thúc thì ngay sau đó thời gian sẽ chuyển sang năm mới, nhưng ở đây, giữa hai cột mốc này tồn tại một khoảng thời gian kéo dài vài tiếng đồng hồ, một “giai đoạn trung gian”, mà người Sri Lanka gọi là “Nona Gathe”.

Trong thời điểm này, người ta được miễn làm mọi loại công việc và chỉ được tham gia vào các nghi lễ tôn giáo. Với năm 2014, tết Aluth Avurudda của người Sri Lanka rơi vào ngày 14/4.

Các nghi lễ văn hóa sẽ bắt buộc phải có trong ngày Tết Aluth Avurudda bao gồm việc như dọn dẹp nhà cửa, thắp đèn dầu đón may mắn. Những người phụ nữ thì cùng nhau đánh trống Raban để báo hiệu năm mới đã tới, cũng như nhóm lửa làm món Kiribath, tham gia vụ giao dịch buôn bán đầu tiên và ăn bữa cơm đầu tiên để hy vọng sẽ được suôn sẻ trong năm mới.

Sau khi các nghi lễ quan trọng này đã được thực hiện, người dân Sri Lanka sẽ ra đường vui chơi cũng như tham gia các bữa tiệc Kavum - một loại bánh nhỏ truyền thống hay Kokis - một loại đồ ăn nhẹ được làm từ bột gạo và nước cốt dừa.

Lễ hội Tết té nước ở các quốc gia Đông Nam Á

Tết té nước tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á thường diễn ra từ 13 tới 15/4

hàng năm. Điểm nhấn của lễ hội độc đáo này chính là lúc mọi người té nước vào nhau như cách thể hiện thay lời cầu chúc năm mới nhiều may mắn, khỏe mạnh và hạnh phúc.

Dù có nhiều tên gọi khác nhau giữa các quốc gia như lễ Songkran ở Thái Lan, Bunpimay ở Lào, Thingyan ở Myanmar và Chol Chnam Thmay ở Campuchia, nhưng Tết té nước tại các quốc gia này có nhiều điểm chung về hình thức. Sau những lễ nghi mang đậm sắc thái tôn giáo tại đền chùa, mọi người đổ ra đuờng, dùng xô, chậu, vòi nước hay súng nước tha hồ nghịch nước vào nhau, sau đó còn té nước vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất. Mọi người quan niệm rằng đón nhận nước té càng nhiều càng tốt bởi như vậy họ sẽ gặp nhiều may mắn

trong năm mới. Hiện nay, Tết té nước ở các nước Đông Nam Á đang là điểm đến của nhiều du khách trên thế giới. Bởi Tết té nước mang tính chất cộng đồng rộng rãi, không phân biệt người địa phương hay du khách, không phân biệt già trẻ, gái trai, các tầng lớp xã hội, ngôn ngữ… tất cả đều cùng hòa vào những điệu nhảy, ca hát, uống rượu, nghịch nước và tận hưởng niềm vui bất tận trong làn nước mát trong.

T/h:Lê Hiền

Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Sri Lanka đánh trống đón mừng năm mới

Một phần của tài liệu Ban tin so 36 (Trang 28 - 30)