Bước 1:Chuẩn bị nguyên liệu
Chế phẩm EMUNIV dịch: 1,5 lít + 3 kg rỉ mật (đường) + 30 lít nước sạch + 30 kg cám gạo + 1.500 kg nguyên liệu làm đệm (trấu hoặc hỗn hợp trấu, mùn cưa hoặc rơm rạ).
Nếu sử dụng nguyên liệu là trấu thì với 1.500 kg trấu sẽ làm được 28,8 m2 đệm độ dày 35 – 40 cm, sử dụng trong 30 ngày. Mỗi con bò cần 2,4 m2 chuồng làm đệm lót sinh học/lần x 3 lần/90 ngày nuôi).
Bước 2: Pha dung dịch thứ cấp
Hòa 3 kg rỉ mật hoặc đường vào 30 lít nước sạch; bổ sung 1,5 lít EMUNIV dịch. Đậy nắp kín, để ủ dung dịch trên nơi râm mát trong thời gian 48 giờ.
Dung dịch thu được sau ủ là men vi sinh vật sử dụng làm đệm lót sinh học.
Bước 3: Tạo lớp đệm lót
Rải đều nguyên liệu (trấu hoặc hỗn hợp trấu và mùn cưa) lên bề mặt chuồng đạt độ dày khoảng 12 - 15cm;
Phun dung dịch vi sinh vật thứ cấp đều lên bề mặt nguyên liệu; Rắc đều cám gạo lên bề mặt trấu đã được phun vi sinh;
Tiếp tục làm như trên đến khi lớp đệm đạt độ dày khoảng 35 - 40 cm, sau đó phủ kín bề mặt lớp đệm bằng bạt hoặc nilon hoặc bao tải dứa, khoảng sau 2 ngày đưa bò vào nuôi.
Vào mùa hè nắng nóng có thể trải một lớp đệm lót mỏng hơn với độ dày 10-12 cm có thể sử dụng được trong thời gian 15 -18 ngày.
Chú ý: độ ẩm đệm cần đảm bảo độ ẩm <50%; tốt nhất là 35 - 40% nhận biết theo kinh nghiệm dùng tay nắm nguyên liệu sau phối trộn thấy nước ướt tay là được.
Bước 4: Sử dụng và bảo dưỡng đệm lót
Trong quá trình sử dụng đệm lót sinh học khi thấy nền đệm lót bị bết cần tiến hành đảo và bổ sung thêm trấu hoặc mùn cưa và men vi sinh để đệm lót luôn tơi xốp, độ ẩm dưới 50%.
Thông thường với lớp đệm dày 35 - 40 cm, sử dụng thời gian nuôi khoảng 1 tháng, nếu quá thời gian trên không muốn thay đệm thì bổ sung thêm trấu và dung dịch thứ cấp (bằng khoảng 1/3 lượng làm đệm lót ban đầu) khi độ ẩm lớp đệm vượt quá ngưỡng cho phép.
Chú ý: Trong quá trình sử dụng không được phun hóa chất sát trùng lên bề mặt lớp đệm lót.
Với những tiến bộ của công nghệ sinh học, đệm lót sinh học là một giải pháp hữu hiệu trong việc hạn chế mùi hôi chuồng, giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nước, hạn chế dịch bệnh. Hơn nữa, đệm lót sau khi sử dụng có thể tiếp tục ủ với chế phẩm vi sinh để làm phân bón rất tốt cho cây trồng.
Trang 25
QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH BẰNG PHỤ PHẨM TỪ CÁ, SỬ DỤNG SINH BẰNG PHỤ PHẨM TỪ CÁ, SỬ DỤNG BÁNH DẦU HOẶC BÃ ĐẬU NÀNH KẾT HỢP
ENZYME
Thực trạng sản xuất
uá trình ủ bánh dầu, bã đậu nành làm phân bón theo phương pháp vi sinh truyền thống kéo dài rất lâu, thường là phải tới 2-3 tháng mới có thể sử dụng. Việc ngâm ủ phụ phẩm từ cá để thối rữa (sau đó mới đem tưới cho cây trồng) tạo ra mùi hôi thối khó chịu, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân, nguyên nhân là có nhiều khí độc sinh ra như H2S (Hydro sulfua – có mùi trứng thối).
Bên cạnh đó, nếu chỉ sản xuất theo phương pháp truyền thống thì khả năng phân giải phụ phẩm từ cá thành những phần tử mà cây dễ hấp thụ (axit amin) là không nhiều. Nhiều người thường lầm tưởng rằng càng thối và càng để lâu thì càng tốt cho cây, không hẳn là như vậy, bởi vì quá trình ủ phân cá, xác cá có được phân giải thành những hợp chất mà cây hấp thụ được hay không mới là điều cốt lõi. Bởi lẽ, cây trồng rất cần nhiều loại nguyên tố khoáng đa, trung, vi lượng để tổng hợp phát triển. Do đó, người canh tác thường cần bổ sung dinh dưỡng cho đất bằng các loại đạm hữu cơ, đạm cá…
Để giải quyết vấn đề, có thể áp dụng giải pháp dùng enzyme thủy phân bánh dầu, bã đậu nành để xử lý phụ phẩm từ cá, sản xuất phân hữu cơ vi sinh bón cho cây. Lý do là enzyme giúp rút ngắn thời gian thuỷ phân, hạn chế mùi phát sinh, dễ phân huỷ phụ phẩm từ cá thành các dinh dưỡng dễ hấp thu. Trong khi đó, bánh dầu và bã đậu nành có hàm lượng đạm thực vật rất cao, chứa đủ các acid amin thiết yếu rất cần cho sự phát triển của tế bào thực vật. Đặc biệt, Arginine và Glutamic và các acid amin mạch nhánh trong đạm đậu nành cao hơn hẳn đạm sữa và trứng. Glutamic và Arginine là những acid amin rất cần để tăng cường hệ thống miễn dịch, đề kháng tự nhiên của cây.
Quy trình triển khai
Bước 1: Pha trộn enzyme vào nguyên liệu
Cho 500g enzyme vào 200 lít nước sạch, thêm 10kg mật rỉ đường và tiến hành khuấy đều, tạo thành dung dịch.
Trộn 100kg bánh dầu hoặc 200kg bã đậu nành vào dung dịch đã pha chế, cho vào thùng thủy phân (lu sành hoặc thùng nhựa).
Bánh dầu là một loại phụ phẩm từ ngành sản xuất dầu ăn. Tùy thuộc vào nguyên liệu ép dầu mà thành phẩm thu được có thể là bánh dầu đậu nành, bánh dầu đậu phộng, bánh dầu điều Chúng đều được sử dụng làm phân bón cho cây trồng hiệu quả do có chứa hàm lượng hữu cơ lên tới 28 – 51%, nhiều muối khoáng, acid amin, vitamin… Tuy nhiên, không nên sử dụng bánh dầu để bón trực tiếp cho cây. Bởi nó có thể gây ra mùi hôi khó chịu, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại cho cây trồng phát triển.
Bã đậu nành (bã đậu) là loại phế phẩm của quá trình làm đậu phụ, sữa đậu nành. Bã đậu nành có màu trắng sữa, hoặc hơi ngà và rất mịn. trong bã đậu nành có chứa rất nhiều đạm thực vật, chất xơ,
Q
Đây là giải pháp nhằm rút ngắn thời gian thuỷ phân, hạn chế mùi phát sinh, cho hàm lượng các acid amin sau thuỷ phân cao, có thể áp dụng tại nông hộ.
Trang 26
chất béo, khoáng chất… Đây là nguyên liệu rất tốt để chế biến thành phân bón bã đậu nành hữu cơ vi sinh, bón cho cây trồng mang lại hiệu quả cao.
Bước 2: Đảo trộn
thùng thủy phân
Thùng thủy phân được đậy kín và để ngoài nắng. Dung dịch pha chế ở bước 1 có công dụng khử mùi hôi khó chịu trong quá trình ủ và sử dụng.
Tiến hành đảo trộn đều thùng thủy phân mỗi
ngày 1 lần để enzyme xúc tác phân huỷ đạm thành các acid amin, cắt mạch tinh bột thành đường, phân hữu cơ sau thuỷ phân không có mùi thối.
Phân bánh dầu, bã đậu nành sẽ phát huy công dụng tốt nhất khi được ngâm hoặc ủ đúng cách.
Bước 3: Thu hoạch
Sau 15-20 ngày thì quá trình thủy phân sẽ hoàn tất, thu được thành phẩm là phân hữu cơ vi sinh. Phân vi sinh hữu cơ có thể đem sử dụng ngay để bón cho đất, theo tỷ lệ pha loãng với nước sạch là 1/50-100.
Đậy kín để tăng thời gian bảo quản, sử dụng phân thành phẩm.
Ưu điểm của công nghệ
Quy trình ủ phụ phẩm từ cá làm phân hữu cơ vi sinh bằng bánh dầu hoặc bã đậu nành, kết hợp enzyme khá đơn giản. Người dân có thể ứng dụng dễ dàng ngay lập tức mà không cần chuyên gia tư vấn sâu. Quá trình thủy phân diễn ra tự nhiên, không gia nhiệt.
Enzyme sử dụng trong quy trình là chế phẩm sinh học có thành phần chính gồm: enzyme Protease, enzyme Lipase, enzyme Cellulase, enzymes beta Glucacnace cùng vi sinh ức chế mùi. Trong đó, Protease và Cellulosa là những enzyme quan trọng nhất trong nông nghiệp, có tác dụng xúc tác cho phản ứng phân giải protein. Protease còn được gọi là các proteolytic enzym, là các enzym có khả năng thủy phân các liên kết peptid của chuỗi peptid, protein thành các đoạn peptid ngắn hơn và các acid amin.
Khi ứng dụng vào ủ phụ phẩm từ cá làm phân hữu cơ vi sinh bằng bánh dầu hoặc bã đậu nành, enzyme có vai trò rất quan trọng trong quá trình thuỷ phân đạm thực vật thành các acid amin, thuỷ phân tinh bột hay Cellulosa thành đường Gluco, nhờ đó mà rút ngắn được thời gian thuỷ phân, hạn chế mùi phát sinh, phân huỷ phụ phẩm từ cá thành các dinh dưỡng để cây dễ hấp thu, cho hàm lượng các acid amin sau thuỷ phân cao.
Các điều kiện triển khai
Thiết bị: chỉ cần thùng chứa, lu sành tùy theo quy mô sản xuất. Chuyên gia tư vấn cách thực hiện
Trang 27
KỸ THUẬT LỰA CHỌN VÀ CHĂN NUÔI HEO ĐEN (HEO MỌI) ĐEN (HEO MỌI)
1. Lựa chọn giống
rước khi bắt tay vào mô hình làm giàu từ chăn nuôi heo đen, bà con cần tìm hiểu một vài thông tin về loài heo này.
Theo đó, đây là một trong những giống heo có sức đề kháng tốt, không kén thức ăn, dễ nuôi, dễ thích nghi với mọi điều kiện sống, nhất là những nơi rộng rãi, thoáng mát.
Khi chọn giống nuôi, bà con cần chú ý lựa chọn những con có đầu nhỏ, lưng thẳng, ngực sâu, hông to, lông mịn, nhanh nhẹn và đặc biệt là có màu đen đặc trưng. Tốt nhất bà con nên lựa chọn giống heo ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
2. Xây dựng chuồng trại
Với bất cứ mô hình làm giàu từ chăn nuôi heo nào, khâu xây dựng chuồng trại cũng cần được quan tâm đúng mức. Với heo đen, bà con cần chú ý đến những nét thiết kế mang đặc trưng rất riêng. Đầu tiên, do quen sống trong môi trường tự nhiên nên khi xây chuồng nuôi heo đen, bà con cần chú ý đến việc lựa chọn địa điểm sao cho đảm bảo rộng rãi, thoáng mát, giúp heo có điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Chuồng nuôi cần có mái che, các chuồng liền kề nhau, có khoảng trống giúp heo có thể có không gian sưởi nắng. Ngoài ra, bà con có thể thiết kế một hồ nước nhỏ trong sân, giúp heo có thể tắm và vui chơi.
3. Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng
Khi thực hiện mô hình làm giàu từ chăn nuôi heo đen, bà con nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho heo. Mặc dù là loài động vật không kén ăn, tuy nhiên nếu chế độ ăn không đảm bảo, heo sẽ dễ mắc bệnh, nhất là tiêu chảy.
Thức ăn cho heo đen gồm có các loại rau xanh, ngô, sắn… Ngoài ra, bà con có thể bổ sung men ủ vi sinh NN1 để làm chín thức ăn tự nhiên, giúp heo hấp thụ thức ăn tốt nhất. Khi cho heo ăn, bà con nên chia thành 2 bữa với lượng thức ăn cân đối với độ tuổi heo.
4. Phòng bệnh trong chăn nuôi heo đen
Mô hình làm giàu từ chăn nuôi heo đen có thể thất bại nếu heo mắc phải dịch bệnh. Do đó, bà con cần lên một kế hoạch chăm sóc rõ ràng để đảm bảo sức khỏe cho heo một cách tốt nhất. Khi bắt tay vào việc chăn nuôi, bà con cần sắm một cuốn sổ để theo dõi tình trạng heo, lịch tiêm phòng, lịch tẩy giun… Nếu phát hiện heo có dấu hiệu bất thường, bà con cần tìm hiểu bệnh để chữa trị kịp thời, tránh tình trạng dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Thực tế, việc làm giàu từ chăn nuôi heo đen là điều không hề khó. Bà con chỉ cần tìm hiểu những kỹ thuật cơ bản, áp dụng hợp lý là sẽ có được đàn heo với chất lượng cao nhất, mang lại hiệu quả kinh tế như mong đợi.
T
Là một trong những giống heo cho chất lượng thịt ngon, năng suất cao mà lại ít mắc phải bệnh tật, làm giàu từ chăn nuôi heo đen đang là mô hình được nhiều bà con nông dân
tìm đến.