Xây dựng mạng TSLCD phục vụ chuyển đổi số tại tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu xây dựng mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ cho chuyển đổi số tại tỉnh Hải Dương (Trang 41 - 44)

Dương

- Tổng quan tỉnh Hải Dương:

+ Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên:

Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đông Bắc đồng bằng Bắc Bộ, thuộc Châu thổ Sông Hồng, trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Phía Bắc giáp Bắc Giang, phía Đông Bắc giáp Quảng Ninh,

30

phía Đông và Đông Nam tiếp giáp Hải Phòng, phía Nam giáp Thái Bình, phía Tây và Tây Nam giáp Hưng Yên, phía Tây Bắc giáp Bắc Ninh. Trung tâm hành chính của Tỉnh là Thành phố Hải Dương (Đô thị loại I), cách Thủ đô Hà Nội 57km, cách Thành phố Hải Phòng 45km, cách Thành phố du lịch Hạ Long 89km. Tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 Thành phố, 1 Thị xã và 9 Huyện với 235 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn gồm 47 phường, 178 xã, 10 thị trấn và 27 cơ quan Sở, Ban, ngành cấp Tỉnh.

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hè nóng ấm, mưa nhiều; Nhiệt độ trung

bình là 230C; Độ ẩm trung bình hàng năm từ 78% đến 87%; Lượng mưa trung bình

hàng năm từ 1.500mm đến 1.700mm.

Hải Dương có tiềm năng lớn về sản xuất vật liệu xây dựng, như đá vôi, đất sét, cao lanh, quặng bô - xít. Những nguồn tài nguyên này chủ yếu tập trung trên địa bàn TP. Chí Linh và TX. Kinh Môn.

+ Dân số và lực lượng lao động:

Dân số khoảng hơn 1,9 triệu người, trong đó có trên 60% trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64 tuổi). Lao động trẻ có khả năng dễ tiếp thu và ứng dụng khoa

học công nghệ là điều kiện rất thuận lợi cho Tỉnh thực hiện triển khai công cuộc chuyển đổi số thành công, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Tỉnh.

+ Diện tích đất tự nhiên:

Diện tích đất tự nhiên của Tỉnh là 1.662km2. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc

đến Đông Nam, gồm có 2 vùng chính: Vùng núi trung du chiếm khoảng 11% tổng diện tích đất tự nhiên. Vùng đồng bằng chiếm 89% tổng diện tích đất tự nhiên, rất

thuận tiện cho việc đi lại, triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng VT-CNTT và lắp đặt, bổ sung thiết bị, giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho HTTT và CSDL. Đảm bảo đáp ứng yêu cầu mạng lưới VT-CNTT luôn hoạt động liên tục, ổn định, hiệu quả để phục vụ công tác chuyển đổi số của Tỉnh.

+ Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng:

Hải Dương có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng của Quốc gia:

31

Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với Quốc lộ 5 và Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua TP. Chí Linh.

Giao thông nội Tỉnh:

Đường Tỉnh có 14 tuyến dài 347km; Đường Huyện dài 393km; Đường Xã dài 1.386km; Đường Thủy có 16 tuyến dài 400km.

Vị trí địa lý cùng hệ thống giao thông đường bộ, thuỷ, sắt khá hoàn chỉnh. Hải Dương có nhiều lợi thế thuận lợi trong giao lưu, trao đổi thương mại với các điểm kinh tế trọng điểm phía Bắc cũng như các Tỉnh lân cận.

+ Kinh tế - Chính trị - Văn hóa:

Hải Dương tăng trưởng kinh tế đứng thứ 8. Quy mô nền kinh tế năm 2021 ước đạt 149.090 tỷ đồng, đứng thứ 11/63 toàn quốc; Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 ước đạt 77 triệu đồng, đứng thứ 16/63 trong toàn quốc; Tổng thu toàn Tỉnh năm 2021 ước đạt 19.290 tỷ đồng, đạt 148,4% so với dự toán giao; Về lĩnh vực văn hóa-xã hội, chất lượng học sinh giỏi Quốc gia có tiến bộ vượt bậc, xếp thứ 5 toàn quốc.

Hải Dương là một trong những khu vực văn hóa tâm linh của cả nước. Hiện có 1.098 khu di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích Quốc gia và nhiều khu di tích khác đã được xếp hạng đặc biệt Quốc gia đó là khu Côn Sơn, Kiếp Bạc…

- Mạng truyền số liệu chuyên dùng tỉnh Hải Dương:

+ Năm 2020, Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai nhiệm vụ thuê đường truyền số liệu chuyên dùng phục vụ việc dùng chung cơ sở hạ tầng VT- CNTT tỉnh Hải Dương kết nối từ Trung tâm tích hợp dữ liệu - Sở TTTT đến 39 đơn vị, bao gồm kết nối dữ liệu từ các Sở, Ban, ngành, UBND Huyện, Thành phố, Thị xã về Trung tâm tích hợp dữ liệu.

+ Việc kết nối dữ liệu từ các Sở, Ban, ngành, UBND Huyện, Thành phố, Thị xã về Trung tâm tích hợp dữ liệu qua mạng WAN hoạt động tốt, ổn định, tốc độ cao. Đảm bảo việc dùng chung cơ sở dữ liệu, kết nối liên thông. Đồng thời vẫn đảm bảo khả năng kết nối của các Sở, Ban, ngành ra Internet đáp ứng nhu cầu khai thác, trao đổi thông tin của nội bộ tại đơn vị sử dụng.

32

Tuy nhiên, hiện tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hải Dương đều chưa có đường truyền số liệu chuyên dùng, tất cả các đơn vị xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn Tỉnh mới ứng dụng CNTT ở mức nghiệp vụ, việc khai thác các ứng dụng CNTT còn gặp nhiều khó khăn bất cập. Cũng như các Sở, Ban, ngành, UBND Huyện, Thành phố, Thị xã trước đây. Các đơn vị xã, phường, thị trấn đã có một loạt các ứng dụng phục vụ cho từng nhu cầu của công tác nghiệp vụ. Các hệ thống phần mềm này đang được sử dụng và lưu trữ rời rạc chưa thống nhất chung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của Tỉnh.

Bảng 3.1: Số lượng các đơn vị xã, phường, thị trấn

TT Địa điểm lắp đặt Đơn vị Số lượng

1 THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG xã/phường 25

2 THÀNH PHỐ CHÍ LINH xã/phường 19

3 THỊ XÃ KINH MÔN xã/phường 23

4 HUYỆN KIM THÀNH xã/phường 18

5 HUYỆN THANH HÀ xã/phường 20

6 HUYỆN NAM SÁCH xã/phường 19

7 HUYỆN THANH MIỆN xã/phường 17

8 HUYỆN NINH GIANG xã/phường 20

9 HUYỆN TỨ KỲ xã/phường 23

10 HUYỆN GIA LỘC xã/phường 18

11 HUYỆN CẨM GIÀNG xã/phường 17

12 HUYỆN BÌNH GIANG xã/phường 16

Tổng cộng: 235

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu xây dựng mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ cho chuyển đổi số tại tỉnh Hải Dương (Trang 41 - 44)