GIẢI PHÁP CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Báo cáo so ket HKI 2019-2020 (1) (Trang 30 - 33)

1. Hoàn thiện thể chế, tăng cường cải cách hành chính, công tác thanh tra, kiểm tra về giáo dục và đào tạo tra, kiểm tra về giáo dục và đào tạo

a) Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; phổ biến, thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng quy định các chủ trương, chính sách, văn bản hiện hành đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo nội dung Kết luận số 51-KL/TW, ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; rà soát, đề nghị với cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách, quy định về giáo dục và đào tạo hiện đang còn vướng mắc.

b) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt Đề án văn hóa công vụ; rà soát các vấn đề giáo dục và đào tạo trong toàn ngành để chủ động trong chỉ đạo, quản lý, kiểm tra đột xuất các đơn vị. Chú trọng giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy chế, quy định trong điều hành, quản lý và tổ chức các hoạt động của Phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục về điều kiện đảm bảo chất lượng, nề nếp, kỷ cương, kỷ luật, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong việc thi, kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo, bảo đảm đúng thực chất, công bằng.

2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục

a) Triển khai thực hiện tiêu chuẩn chức danh và chương trình bồi dưỡng cho cán bộ quản lý; triển khai chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện đánh giá, phân loại, sử dụng, bổ

nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý giáo dục theo tiêu chuẩn chức danh; thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật, đạo đức lối sống đối với cán bộ quản lý giáo dục.

b) Thực hiện tuyển dụng, sử dụng biên chế công chức, viên chức, số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm; đánh giá, phân loại công chức, viên chức bảo đảm thiết thực, khách quan, công bằng.

c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục gắn với rà soát, sắp xếp bộ máy tổ chức cơ quan Phòng GD&ĐT để nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu quả.

3. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo

a) Tiếp tục tham mưu các cấp chính quyền đảm bảo ngân sách đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo phù hợp, hiệu quả; tỷ lệ chi thường xuyên bảo đảm các hoạt động theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh tại Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 ban hành Quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Đồng Nai năm 2017, giai đoạn 2017 - 2020. Tham mưu chính quyền các cấp ưu tiên ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; bố trí đủ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành, đặc biệt là kinh phí bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, kinh phí xây dựng tài liệu giáo dục địa phương để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, học sinh.

b) Tiếp tục triển khai thực hiện hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất cho các nhóm trẻ tư thục ở khu vực có nhiều công nhân lao động theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục theo chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025. Tập trung phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cấp có thẩm quyền giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục.

c) Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện các khoản thu, chi, đóng góp theo quy định; các khoản tài trợ, đóng góp của cá nhân, tổ chức phải bảo đảm đúng tính chất tự nguyện; không để xảy ra tình trạng “lạm thu” trong các cơ sở giáo dục.

4. Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục, công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia giá chất lượng giáo dục, công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia

a) Đổi mới công tác khảo thí gắn với đổi mới dạy học, đảm bảo sự phát triển đồng bộ chất lượng giáo dục của các cấp học, các trường học, các địa phương, nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên. Triển khai thực hiện đổi mới phương thức tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi, học sinh năng khiếu theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm bảo minh bạch, hiệu quả.

b) Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công tác kiểm định chất lượng giáo dục, tăng cường đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục, gắn với công nhận, công nhận lại trường

học đạt chuẩn quốc gia. Công bố các đơn vị giáo dục đã thực hiện nhiệm vụ tự đánh giá chất lượng giáo dục, các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ đánh giá ngoài và được cấp giấy chứng nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

c) Triển khai sử dụng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa dùng chung đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp tục xây dựng, củng cố, phát triển, phát huy hiệu quả các phần mềm quản lý ngân hàng đề thi, hệ thống phần mềm quản lý thông tin kiểm định chất lượng giáo dục.

5. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo

a) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông giáo dục, nhất là quán triệt Nghị quyết 29-NQ/TW, Kết luận 51-KL/TW, Kết luận 49-KL/TW nhằm tạo sự đồng thuận, tin tưởng của xã hội đối với sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trước hết là việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Lãnh đạo Phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục và các đoàn thể trong nhà trường định kỳ gặp gỡ, đối thoại, nắm bắt tâm tư, tình cảm, định hướng tư tưởng, giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng và chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

b) Chủ động thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới về giáo dục và đào tạo và chủ động xử lý các vấn đề truyền thông về giáo dục. Tăng cường truyền thông nội bộ, nâng cao hiệu quả truyền thông trên trang thông tin điện tử của Phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục; tổ chức truyền thông gương người tốt, việc tốt trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo, tạo sự đồng thuận trong toàn ngành và xã hội.

c) Tổ chức hoạt động thi đua, khen thưởng thiết thực, hiệu quả, thúc đẩy đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” trong ngành Giáo dục giai đoạn 2019 - 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động tại Kế hoạch số 871/KH-BGDĐT ngày 20/8/2019; kịp thời khen thưởng người tốt, việc tốt để nhân rộng điển hình trong môi trường giáo dục. Chuẩn bị và tổ chức tốt Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp trong ngành Giáo dục và Đào tạo.

Phần IV

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Để giúp cho ngành giáo dục thành phố có thể thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu, nhiệm vụ và không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Phòng Giáo dục và Đào tạo xin được kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền các nội dung sau:

1. Để kịp thời chuẩn bị cho năm học 2020-2021, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Biên Hòa đề xuất Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Đề xuất UBND thành phố Biên Hòa tiếp tục chỉ đạo các Phòng, Ban chuyên môn đẩy nhanh tiến độ thực hiện đền bù, giải tỏa, tái định cư đối với các dự án được phê duyệt đầu tư công trung hạn năm 2016-2020 trên địa bàn thành phố Biên Hòa nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hợp lý quy mô trường lớp, nhất là ở những địa phương có khả năng phát sinh lớp học ca ba, lớp học có số học sinh trên lớp vượt mức quy định; tạo điều kiền thuận lợi cho ngành giáo dục thành phố trong việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện công tác học kỳ I và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2019-2020 của ngành giáo dục thành phố Biên Hòa./.

Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG

Một phần của tài liệu Báo cáo so ket HKI 2019-2020 (1) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)