Đánh giá phương pháp tổ chức quản lý, chỉ đạo, thực hiện dự án

Một phần của tài liệu BC TỔNG KẾT (Trang 26 - 29)

II. Kết quả thực hiện các nội dung dự án

3.Đánh giá phương pháp tổ chức quản lý, chỉ đạo, thực hiện dự án

3.1. Về phương pháp tổ chức triển khai dự án

Đơn vị chủ trì dự án làm tốt công tác tổ chức điều hành, triển khai, thực hiện dự án đảm bảo tính công khai, minh bạch gắn với trách nhiệm từng cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện dự án.

Chủ nhiệm dự án làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, đề cương triển khai và xây dựng 2 mô hình của dự án. Chủ nhiệm dự án phân công công việc cụ thể cho từng thành viên, xây dựng đề cương theo dõi các chỉ tiêu môi trường nước, chế độ chăm sóc, tốc độ sinh trưởng của cá, định kỳ báo cáo 6 tháng 1 lần với đơn vị quản lý khoa học.

Các thành viên thực hiện dự án được chủ nhiệm dự án phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rất cụ thể đã hoàn thành các nội dung, sản phẩm dự án yêu cầu. Công việc được các thành viên cụ thể hóa bằng các sản phẩm cụ thể: bảng theo dõi chỉ số môi trường, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và báo cáo phân tích kết quả mô hình.

Chủ nhiệm và các thành viên dự án phối hợp với Ban quản lý dự án triển khai các nội dung thủ tục hành chính để triển khai các nội dung dự án, như các quyết định, công văn, mẫu biểu triển khai mô hình, tập huấn, hội thảo nghiệm thu mô hình….

Đánh giá: Nhìn chung phương pháp tổ chức quản lý, chỉ đạo, thực hiện công việc chuyên môn, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho dự án có hiệu quả.

3.2. Về sự phối hợp giữa 3 đơn vị chủ trì dự án, đơn vị hỗ trợ công nghệ, đơn vị phối hợp thực hiện dự án phối hợp thực hiện dự án

Trung tâm Thủy sản Điện Biên chủ động ký hợp đồng với Trung tâm Nghiên cứu cá nước lạnh Sa Pa, với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Sơn Hạnh Tuần Giáo cùng phối hợp thực hiện dự án, trong đó có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm

27

mỗi bên tham gia. Các đơn vị làm tốt những nội dung nhiệm vụ được phân công với tinh thần trách nhiệm đảm bảo sự thành công của dự án.

4. Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động kinh phí đối ứng để thực hiện dự án

Đơn vị chủ trì dự án đã sử dụng kinh phí để đầu tư dự án đúng mục đích, thực hiện chi đúng, chi đủ theo chế độ hiện hành của Nhà nước quy định.

Tổng kinh phí dự án được giao: 3.038,242 triệu đồng.

Tổng kinh phí Dự án sử dụng: 2.990,424 triệu đồng, đạt: 98,4 % so với thuyết minh Dự án đã được phê duyệt. Trong đó:

- Thuê khoán chuyên môn: 415,59896 triệu đồng, đạt 100 %; - Giống cá Hồi vân: 60 triệu đồng, đạt 100 %;

- Nguyên vật liệu, năng lượng: 826,757605triệu đồng, đạt 99,8%; - Trang thiết bị máy móc: 269,2 triệu đồng, đạt 95,4%;

- Xây dựng cơ bản: 1.050,022761 triệu đồng; đạt 100%; - Chi khác: 368,84435 triệu đồng, đạt: 92,1 %.

Nhận xét: Cơ bản các khoản chi cho Dự án đúng theo kế hoạch đề ra. Còn một số khoản chi (Như chi mua nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc, chi khác) không sử dụng hết kinh phí theo kế hoạch. Lý do: Đơn vị phê duyệt giá mua sắm hàng hóa theo giá trúng thầu thấp hơn giá kế hoạch của dự án đề ra; Mục công tác phí chi giảm so với kế hoạch.(So sánh tình hình sử dụng từng Khoản kinh phí Dự án- xem Biểu đồ 4 dưới đây).(Chi tiết xem Phụ lục 12)

415,59896 60 829,825 282,28 1050,022761 400,5151 415,59896 60 826,757605 269,2 1050,022761 368,84435 THUÊ KHOÁN CHUYÊN MÔN

GIỐNG CÁ NGUYÊN VL, NL THIẾT BỊ, MÁY MÓC

XDCB CHI KHÁC

Biểu đồ 4-Tình hình sử dụng kinh phí Dự án: “Ứng dụng công nghệ nuôi cá Hồi vân trong bể xi măng tại xã Tênh Phông huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên” thực hiện từ

năm 2018-2020.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

5. Hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của dự án

5.1. Về hiệu quả kinh tế:

Lãi thuần thu từ 2 mô hình được 260.606.990 đồng, trong đó: lãi thuần từ ương giống: 54.047.300 đồng, từ nuôi thương phẩm: 206.559.690 đồng.

Bảng 13. Tổng hợp hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá Hồi vân trong bể xi măng

TT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá

(Đồng) Thành tiền (Đồng) I Tổng chi 1.001.508.010 1 Giống cá Con 20.000 3.000 60.000.000 2 Thức ăn cho cá 4.860 767.260.000

2.1 Mua cám Raiso Phần Lan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

62% protein 12% crudefat Kg 150 210.500 31.575.000 2.2 Mua cám Raiso Phần Lan

60% protein 12% crudefat Kg 150 192.500 28.875.000 2.3 Mua cám Raiso Phần Lan

57% protein 15% crudefat Kg 1.575 189.800 298.935.000 2.4 Mua cám Raiso Phần Lan

54% protein 20% crudefat Kg 1.520 186.800 283.936.000 2.5 Mua cám Raiso Phần Lan

48% protein 24% crudefat Kg 1.465 84.600 123.939.000

3 Khấu hao bể máy móc

dụng cụ Tháng 13,5 60.700.000

4 Công lao động Công 360 153.786 55.362.960

5 Viamin C Kg 131,3 200.000 26.250.000

6 Muối kg 300 5.000 1.500.000

7 Dầu diezen lit 1.720 30.435.050

II Tổng thu 1.262.115.000

1 Cá giống (Số cá còn lại của MH ương giống hỗ trợ CT TNHH Sơn Hạnh để nuôi thương phẩm)

Con 8.541 15.000 128.115.000

2 Cá Hồi vân giống Kg 4.200 270.000 1.134.000.000

III Lãi thuần(thu - chi) 260.606.990

29

Kết quả dự án: cứ 1 m3 bể ương, nuôi cá thu lãi: 623.000 đ/m3 bể /năm. Nếu Công ty TNHH Sơn Hạnh mở rộng sản xuất 1000 m3 bể ương giống và nuôi thương phẩm cá Hồi vân trong bể xây xi măng sẽ cho tổng lãi thuần 623 triệu đồng/năm. Cứ 1,3 m3 bể ương giống phục vụ giống đủ cho 100 m3 bể nuôi thương phẩm.

Tham khảo thực tế nuôi cá Hồi vân trước khi triển khai Dự án của Công ty TNHH Sơn Hạnh thu lãi trung bình khoảng 530.000 đồng/m3 bể nuôi cá Hồi vân/năm. Như vậy hiệu quả lợi nhuận do công nghệ của Dự án đem lại tăng hơn trước chưa thực hiện dự án là 17,5 %. Có được kết quả này là do áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật không để xẩy ra dịch bệnh, cá sinh trưởng tốt và làm tốt công tác tiếp thị thị trường tiêu thụ sản phẩm cá Hồi vân trên địa bàn.

Dự án khuyến cáo nên nuôi cá đạt trọng lượng trên 1,5 kg/con mới thu hoạch sẽ hiệu quả kinh tế hơn. Vì thời gian này cá Hồi vân tiêu thụ thức ăn ít hơn nhưng sinh trưởng nhanh hơn giai đoạn trước đó, tỷ lệ thịt cá phi lê nhiều hơn, giá cá cao hơn.

5.2. Về hiệu quả xã hội

Dự án giúp đơn vị chủ trì, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Sơn Hạnh đào tạo được 8 người nắm vững kỹ thuật (Chi tiết xem phụ lục 2), làm chủ được công nghệ nuôi cá Hồi vân trong bể xi măng có thể chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên địa bàn nhằm phát triển kinh tế tạo việc làm, tăng thu nhập.

Dự án đào tạo 10 kỹ thuật viên (Chi tiết xem phụ lục 8), 25 hộ nông dân cho xã Tênh Phông huyện Tuần Giáo, 20 hộ nông dân xã Pa Thơm huyện Điện Biên nắm vững kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm cá hồi vân trong bể xi măng.

Giúp nhân dân xã Tênh Phông, Công ty TNHH Sơn Hạnh nhận thức thêm vai trò của rừng cây giữ nguồn nước ổn định phục vụ phát triển nuôi cá Hồi vân. Vì vậy muốn phát triển nuôi cá Hồi vân bền vững tại địa bàn xã cần phải bảo vệ và phát triển rừng.

5.3. Về hiệu quả môi trường

Trong quá trình triển khai, thực hiện Dự án có một số yếu tố chất thải có thể kể, như vỏ bao thức ăn, vỏ thuốc phòng trị bệnh cá, đồ dùng sinh hoạt của con người, thức ăn cho cá ăn bị dư thừa, chất thải của cá, con người ) làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nhưng không đáng kể. Việc khống chế những ảnh hưởng này con người có thể làm được( Bằng cách thu gom rác thải chuyển đến nơi quy định, chăm sóc cá theo quy trình hợp lý, xây dựng bể xử lý nước thải trước khi thải nước ra ngoài...) nên cơ bản không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Điều kiện cơ bản để nuôi cá Hồi vân là nhiệt độ nước trong năm giao động từ 10-180 C, nguồn nước cung cấp đầy đủ thường xuyên. Muốn đảm bảo được điều kiện đó một số địa danh có điều kiện khí hậu như xã Tênh Phông phải bảo vệ và phát triển rừng. Nên Dự án được thực hiện còn góp phần vào việc nâng cao ý thức người dân, doanh nghiệp trong việc bảo vệ, phát triển rừng để giữ nước, điều hòa môi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu BC TỔNG KẾT (Trang 26 - 29)