QA/QC tại hiện trường

Một phần của tài liệu BCGS-REX-12-2016 (Trang 32)

Một số thông số không bền như nhiệt độ, pH, trong nước thải cần được xác định tại chỗ hoặc ngay sau khi lấy mẫu càng sớm càng tốt.

Khi đo, phân tích tại chỗ các thông số không bền, cần phải chú ý:

 Lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp để không hoặc ít bị ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài để bảo đảm kết quả phân tích.

 Những thay đổi bất thường khi lấy mẫu.

 Tình trạng hoạt động của thiết bị.

 Ngăn ngừa nhiễm bẩn mẫu:

+ Đo đạc hiện trường: Khi đo đạc các thông số bằng máy móc ngoài hiện trường (ví dụ pH,...) không được nhúng trực tiếp các thiết bị đo vào máy lấy nước mà phải lấy các mẫu phụ để đo, sau khi đo, mẫu đó phải đổ đi.

+ Chai lọ chứa mẫu phải được rửa sạch theo đúng yêu cầu đối với từng thông số. Không được tận dụng các loại chai lọ đã dùng chứa hoá chất trong phòng thí nghiệm để sử dụng cho việc chứa mẫu.

+ Dụng cụ chứa mẫu phải được bảo quản trong môi trường sạch sẽ, tránh bụi, khói và các nguồn gây ô nhiễm khác.

+ Các loại giấy lọc, bộ dụng cụ lọc phải được đóng gói cẩn thận, bọc bằng các chất liệu thích hợp.

Để đảm bảo các thiết bị hoạt động quan trắc ngoài hiện trường làm việc chính xác ổn định, cần phải định kỳ hiệu chuẩn các thiết bị này theo các quy định của nhà sản xuất. Tất cả hồ sơ hiệu chuẩn của thiết bị đều được lưu giữ.

Trong trường hợp không có điều kiện hiệu chuẩn thì phải có các biện pháp để nhận biết tình trạng làm việc của thiết bị đó. Thí dụ: so sánh thường xuyên giữa các thiết bị giống nhau hoặc cùng loại với nhau theo một chỉ tiêu phù hợp.

Trước mỗi đợt quan trắc cần phải kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị. Đối với những mẫu được phân tích tại hiện trường (chất rắn lơ lửng, độ đục ...) cũng phải tiến hành phân tích mẫu QC để kiểm soát được chất lượng số liệu.

Một phần của tài liệu BCGS-REX-12-2016 (Trang 32)