Đối với cấp quản lí

Một phần của tài liệu ứng dụng phần mềm kahoot trong dạy học môn lịch sử và địa lí ở tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học tô hiệu, phường eatam, tp buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk) (Trang 92 - 126)

2. Một số đề xuất kiến nghị

2.1. Đối với cấp quản lí

- Các nhà quản lí phải theo sát việc dạy học của GV, tránh tình trạng coi

môn Lịch sử và Địa lí là môn phụ không cần thiết. Từ đó, dẫn đến tình trạng ít đầu tư cho việc dạy học môn Lịch sử và Địa lí mà thay vào đó là môn Toán và Tiếng việt.

- Cần có sự chỉ đạo sâu sát việc khai thác và ứng dụng phần mềm vào dạy học và các phương pháp vào dạy học, các phương pháp dạy học tích cực, góp phần việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Tăng cường cơ sở vật chất, nhất là phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học. - Các cấp quản lí phải có biện pháp, chính sách tạo điều kiện, động viên GV và các lớp tổ chức các lớp bồi dưỡng về CNTT kết hợp đổi mới PPDH cho GV.

- Các cấp quản lí cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đổi mới về PPDH có ứng dụng CNTT.

- Các cấp quản lí phải động viên khuyến khích thi đua trong GV dạy học có chất lượng, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học.

- Đối với việc sử dụng CNTT trong dạy học là việc làm không quá khó đối với khả năng và trình độ của GV tiểu học.

- Tuyên truyền, động viên giáo viên sử dụng hợp lí các phương tiện CNTT và nhằm nâng cao nhận thức của GV về lợi ích của việc sử dụng CNTT trong giảng dạy.

- Thường xuyên quan tâm kiểm tra, bảo trì, sửa chữa kịp thời các trang thiết bị dạy học.

2.2. Đối với giáo viên

- Cần tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng GV, tự trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng xu thế đổi mới PPDH.

- Giáo viên phải phối hợp hài hòa, sáng tạo và linh hoạt giữa PPDH hiện đại và PPDH truyền thống, phát huy tối đa ưu điểm của từng phương pháp để đạt hiệu quả cao trong dạy học.

- Giáo viên cần chú ý đến việc phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của HS, lấy HS làm trung tâm, luôn tạo điều kiện để HS độc lập, tự tìm ra kiến thức mới, đặc biệt khi sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy học.

- Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, học hỏi, nâng dần trình độ tin học, tự thiết kế và sử dụng vào bài dạy.

- Khi sử dụng phần mềm cần khai thác tối đa tính năng của phần mềm giúp cho bài dạy trở nên sinh động hơn.

- Không lạm dụng CNTT quá, nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của người học. Những kiến thức ở mức độ vận dụng kết hợp bảng và sử dụng các PPDH khác mới có hiệu quả.

- Bản thân mỗi GV cần phải ra sức học tập, tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH có sử dụng CNTT không chỉ trong môn Lịch sử và Địa lí mà còn các môn học khác.

Cố gắng khai thác ứng dụng các phần mềm vào dạy học và các PPDH tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI Về

đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, ngày 04 tháng 11 năm

2013, Hà Nội.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dự án phát triển giáo viên Tiểu học) (2006), Đổi mớ phương pháp dạy học ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục.

[3]. Tô Minh Châu (2013), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí

lớp 11, Trường Đại học An Giang.

[4]. Nguyễn Thị Côi, Rèn luyện kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá trong học tập Lịch

sử của học sinh THPT, Tạp chí Giáo dục (ISSN.0868-3719),số 50 (2006), 33-

35.

[5]. Trần Thị Kim Cúc (2015), Sử dụng phần mềm Wondershare Quizcreator để

xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan hỗ trợ hoạt động đánh giá trong dạy học Lịch sử lớp 4, đề tài khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học

Sư phạm Đà Nẵng.

[6]. Đặng Văn Đức (chủ biên), Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích

cực, NXB Đại học Sư phạm, 2006.

[7]. Nguyễn Thị Hoa, Sử dụng Kahoot! Trong đổi mới phương pháp dạy học

tiết bài tập, ôn tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Vật lí, sáng kiến kinh nghiệm,

trường Trung học phổ thông Gia Viễn B, Ninh Bình. [8]. Bùi Văn Huệ (1997), Tâm lí học Tiểu học, NXB Giáo dục.

[9]. Nguyễn Mạnh Hưởng (2006), Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

vào dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 185, tr.41-

43.

[10]. Nguyễn Mạnh Hưởng (2011), Một số biện pháp hướng dẫn học sinh khai

thác hiệu quả lược đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí giáo dục và xã hội, tr.18-20.

[11]. Trịnh Thị Minh Hương, Ứng dụng trò chơi trực tuyến vào giờ dạy Ngữ văn,

Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.

https://giaoducthoidai.vn/ung-dung-tro-choi-truc-tuyen-vao-gio-day-ngu- van-3794560.html

[12]. Vũ Đăng Khôi (2016), Đổi mới kiểm tra và đánh giá môn Tin học cấp

Trung học phổ thông, trường THPT Long Thành, Đồng Nai, sáng kiến kinh

nghiệm.

[13]. Phan Ngọc Liên (2002), Giáo trình phương pháp dạy học Lịch sử, bộ giáo trình được sử dụng trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm hiện nay. [14]. Trần Thị Mân, Nguyễn Phan Lâm Quyên (2003), Xây dựng và sử dụng kho

tư liệu với sự hỗ trợ của phần mềm Powerpoint trong dạy học môn Địa lí lớp 5, trường Đại học Sư phạm Huế.

[15]. Võ Thị Na (2017), Ứng dụng phần mềm Prezi trong dạy học phân môn

Lịch sử lớp 5, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Tây Nguyên.

[16]. Tuyết Nga, Phạm Thị Sen (2002), Cuốn dạy học địa lí ở Tiểu học đề cập

đến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học địa lí ở Tiểu học, Nhà xuất

bản Giáo dục, Hà Nội.

[17]. Đoàn Thị Kiều Oanh (2003), Khai thác và sử dụng mạng Internet để dạy

học Lịch sử ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.

[18]. Plump, Carolyn M., and Julia LaRosa, Using Kahoot! in the classroom to

create engagement and active learning: A game-based technology solution for eLearning novices, Management Teaching Review 2.2 (2017): 151-158.

http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download? doi=10.1.1.694.5955&rep=rep1&type=pdf#page=53

[19]. Đỗ Văn Quyết (2016), Ứng dụng công nghệ thông tin phần mềm Kahoot để

giảng dạy Tiếng anh Tiểu học hiệu quả hơn, Sáng kiến kinh nghiệm, Giáo

viên trường Tiểu học Khánh Thành, tỉnh Ninh Bình.

[20]. Nguyễn Tâm (2012), Ứng dụng phần mềm trắc nghiệm vào kiểm tra đánh

giá học tập của học sinh trên phòng máy thực hành môn Tin học, đề tài công trình nghiên cứu khoa học, trường THPT Điếu Cày, Đồng Nai

[21]. Phan Thị Diễm Thủy (2016), Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ trắc

[22]. Nguyễn Trại (chủ biên, 2007), Thiết kế bài giảng lịch sử, Nhà xuất bản Hà Nội.

[23]. Tuyển tập báo cáo hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ VI (2008), Sử dụng phần mềm QUEST để phân tích câu hỏi trắc nghiệm dùng

trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở học sinh lớp 10, Đại học Đà

Nẵng.

[24]. V.Vieira, Helena, and Cláudia Pinto Ribeiro, Implementing Flipped

Classroom in History: The reactions of eighth grade students in a Portuguese school, Yesterday and Today 19 (2018): 35-49.

https://www.ceeol.com/search/article-detail?id=420768

[25]. Các website:

https://soangiang.edu.vn/

PHỤ LỤC Phụ lục 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA SƯ PHẠM

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO VIÊN (Dành cho giáo viên khối lớp:...)

Thực hiện Khóa luận Ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học”, để có cơ sở khoa học cho việc đánh giá kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của quý thầy (cô) về vấn đề sử dụng công nghệ thông tin và vấn đề sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học.

Kính mong quý thầy (cô) có thể bớt chút thời gian giúp em trả lời một số câu hỏi cũng như ý kiến của mình liên quan đến đề tài và từ thực tiễn học tập bằng cách ý kiến hoặc khoanh tròn vào những phương án a,b,c,d,… mà thầy (cô) cho là phù hợp trong quá trình giảng dạy.

Xin vui lòng khoanh tròn trước những câu trả lời thầy (cô) cho là đúng:

Câu 1: Xin thầy (cô) cho biết, mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học?

a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Bình thường d. Không cần thiết

Câu 2: Xin thầy (cô) cho biết mức độ hiểu biết về ứng dụng phần mềm

Kahoot trong dạy học? a. Biết rất rõ b. Bình thường c. Không biết

Câu 3: Thầy (cô) có sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy học không?

a. Có b. Không

Câu 4: Thầy (cô) nghiên cứu học hỏi phần mềm Kahoot qua kênh thông tin

nào?

a. Sách, báo

b. Các Team trên Facebook, Zalo,… c. Ti vi

d. Khóa học thực tế Ý kiến khác:

Câu 5: Mức độ thầy (cô) sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn

Lịch sử và Địa lí ở trường Tiểu học ? a. Chưa bao giờ

b. Hiếm khi c. Thỉnh thoảng d. Thường xuyên e. Rất thường xuyên

Câu 6: Khi dạy học môn Lịch sử và Địa lí có ứng dụng phần mềm Kahoot,

thầy (cô) cảm thấy như thế nào? a. Không hứng thú

b. Bình thường c. Thích

d. Rất thích

Câu 7: Theo thầy (cô), lợi ích của việc sử dụng phần mềm Kahoot là?

a. Tiết kiệm thời gian, công sức, dễ dàng chỉnh sửa, chia sẻ b. Dễ dàng kiểm tra đánh giá được kết quả học tập của HS c. Nâng cao tính sáng tạo, linh hoạt trong giảng dạy

d. Tất cả các ý kiến trên

Câu 8: Theo thầy (cô), việc sử dụng phần mềm Kahoot để tổ chức kiểm tra

đánh giá học sinh trong tiết học có phù hợp không? a. Rất phù hợp

b. Bình thường c. Không phù hợp

Câu 9: Khi sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy học thầy (cô) gặp phải

những khó khăn gì?

a. Khó sử dụng, tốn nhiều thời gian b. Khó thiết kế, ít tư liệu.

c. Khó khăn trong việc kết nối Internet do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế

Ý kiến khác (

Câu 10: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về chất lượng máy tính, máy

chiếu, tivi, kết nối internet của nhà trường? a. Tốt

b. Bình thường c. Chưa tốt d. Yếu kém

Câu 11: Ngoài phần mềm Kahoot, thầy (cô) thường sử dụng phần mềm nào

để kiểm tra đánh giá học tập của HS? a. That Quiz

b. Plickers c. Master test d. Phần mềm khác

Câu 12: Theo thầy (cô), việc sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy học

môn Lịch sử và Địa lí mang lại lợi ích gì cho học sinh Tiểu học? a. Giúp Hs ghi nhớ bài nhanh và lâu hơn

b. Phát triển khả năng tư duy và linh hoạt, các kĩ năng c. Tăng hứng thú học tập

d. Dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, nắm kiến thức trọng tâm và cơ bản của bài

e. Tất cả những ý kiến trên

Phụ lục 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA SƯ PHẠM

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH

Thực hiện Khóa luận Ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học”, để có cơ sở khoa học cho việc đánh giá kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của quý thầy (cô) về vấn đề sử dụng công nghệ thông tin và vấn đề sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học.

Mong các em học sinh cho biết ý kiến của từ thực tiễn học tập bằng cách ghi ý kiến hoặc khoanh tròn vào những phương án a,b,c,d,… mà các em cho là phù hợp trong quá trình học tập.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các em học sinh!

Câu 1: Trong học kì vừa qua, kết quả học tập môn Lịch sử và Địa lí của em

như thế nào? a. Tốt

b. Bình thường c. Chưa tốt

Câu 2: Em có hài lòng với kết quả đó không?

a. Có b. Không Tại sao:... ... ... ...

Câu 3: Trường em có sử dụng máy chiếu trong quá trình dạy và học

không? a. Có

b. Không

Câu 4: Em có muốn học môn Lịch sử và Địa lí bằng việc xem phim tài

liệu, video hay hình ảnh trực quan hay không? a. Rất muốn

b. Bình thường c. Không muốn

Câu 5: Trong môn Lịch sử và Địa lí các em đã từng được thầy (cô) dạy học

có sử dụng phần mềm Kahoot hay chưa? a. Rồi

b. Chưa

Câu 6: Nếu có, thầy (cô) thường sử dụng phần mềm Kahoot khi nào?

a. Kiểm tra bài cũ

b. Hình thành kiến thức mới c. Củng cố bài học

d. Kiểm tra nhanh hoặc 15 phút Ý kiến khác:

Câu 7: Em thấy thầy (cô) kiểm tra đánh giá bằng ứng dụng phần mềm

Kahoot khác với cách kiểm tra đánh giá truyền thống như thế nào? a. Vừa học, vừa chơi đồng thời vừa kiểm tra được kiến thức

b. Thoải mái, không gò bó, không áp lực, phát huy được tư duy sáng tạo, logic c. Đánh giá được công bằng, khách quan

d. Tất cả các ý kiến trên e. Ý kiến khác

Câu 8: Em cảm thấy như thế nào khi thầy (cô) tổ chức kiểm tra đánh giá

bằng ứng dụng phần mềm Kahoot trong quá trình học tập môn Lịch sử và Địa lí? a. Rất phù hợp

b. Bình thường c. Không phù hợp

Câu 9: Em có được tham gia bài học có sử dụng phần mềm Kahoot trong

dạy học môn Lịch sử và Địa lí thường xuyên không? a. Hiếm khi

c. Thường xuyên

Câu 10: Khi GV tổ chức giảng dạy có ứng dụng phần mềm Kahoot trong

môn Lịch sử và Địa lí, các em tham gia? a. Rất nhiệt tình

b. Nhiệt tình c. Bình thường d. Không quan tâm

Câu 11: Khi tham gia vào tiết học có ứng dụng phần mềm Kahoot em học

được và giúp em được những gì?

a. Dễ dàng tiếp thu kiến thức mới và ghi nhớ lâu hơn

b. Rèn luyện được nhiều kĩ năng quan trọng ( quan sát, hoạt động nhóm, lắng nghe,….)

c. Tập trung, chú ý vào bài học, tích cực trong học tập d. Củng cố lại kiến thức vừa học

e. Tất cả các ý kiến trê

Câu 12: Em thấy phần mềm Kahoot có thực sự cần thiết trong quá trình

dạy và học môn Lịch sử và Địa lí hay không? a. Rất cần thiết

b. Cần thiết c. Bình thường d. Không cần thiết.

Phụ lục 3

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

BÀI 24: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Sau khi học xong bài học này HS đạt được:

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình , khí hậu của đồng bằng duyên hải Miền Trung:

+ Có các đồng bằng nhỏ hẹp cùng cồn cát ven biển;

+ Khí hậu: có khí hậu khác biệt giữa vùng phía bắc và vùng phía nam .Tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt; có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam: Khu vực phía Bắc có dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.

2. Kĩ năng:

- Học sinh chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của duyên hải miền Trung. - Chỉ được đồng bằng duyên hải Miền Trung trên lược đồ.

- Giải thích được vì sao đồng bằng duyên hải Miền Trung thường nhỏ hẹp: Do núi lan ra sát biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng. Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã.

- Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên.

3. Thái độ:

- Biết chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây nên.

- Có ý thức tìm hiểu về đồng bằng duyên hải Miền Trung của VN.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

- Máy chiếu, máy vi tính. Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

- Ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung: bãi biển phẳng, bờ biển dốc, đá; cánh đồng trồng màu, đầm – phá, rừng phi lao trên đồi cát.

Một phần của tài liệu ứng dụng phần mềm kahoot trong dạy học môn lịch sử và địa lí ở tiểu học (nghiên cứu tại trường tiểu học tô hiệu, phường eatam, tp buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk) (Trang 92 - 126)