Hôm mẹ vào Trại thăm, Thùy cảm nhận được có chuyện gì đó không bình thường. Hỏi mẹ có chuyện gì xảy ra không, mẹ chỉ nói không có chuyện gì, rồi động viên cô cố gắng yên tâm cải tạo tốt. Nhưng khi nhìn vào mắt mẹ, cô thấy mẹ buồn lắm. Thùy mơ hồ nhận thấy có việc gì đó không ổn, nhưng chẳng thể hỏi ai được. Trong Trại này, không có phạm nhân nào ở khu vực nhà của Thùy, nên thi thoảng có người nhà của các bạn tù vào thăm nuôi, Thùy cũng chẳng thể nhờ hỏi thêm được gì.
Thụ án trong Trại đã được hơn 2 năm, quãng thời gian ấy đối với Thùy sao nó dài đằng đẵng. Bây giờ Thùy đã thấu hiểu câu nói “Một ngày tù nghìn thu ở ngoài”. Cô hoa khôi nức tiếng một thời ở cái miền sơn cước ấy với cái biệt danh “Thùy Khểnh” đã làm siêu lòng bao chàng trai, nhưng Thùy hầu như không quan tâm lắm đến chuyện “yêu đương vớ vẩn”. Thùy rất ghét những thằng con trai nào có ý ve vãn, tán tỉnh mình. Cái biệt danh “Thùy Khểnh” không hẳn là vì cô có chiếc răng khểnh duyên dáng, mỗi khi cười như có nắng, mà còn thể hiện cá tính “đàn chị” trong lứa bạn cùng học, thậm chí ngay cả những đứa con gái lứa trước hay những cậu trai cùng học cũng phải kiêng dè Thùy Khểnh. Ngay từ hồi mới 14, 15 tuổi, Thùy đã nổi tiếng nghịch ngợm, thi thoảng lại trốn học cùng mấy thằng con trai lên phố huyện để quậy phá tưng bừng. Tuy là con gái, nhưng bao giờ Thùy cũng thường là người đầu têu nghĩ ra các trò siêu quậy; Thùy thường thích trên ghẹo lũ bạn cùng trường, ra mặt bênh vực đám bạn cùng chơi theo kiểu “đại ca” anh chị mỗi khi bọn chúng có chuyện mâu thuẫn với người khác, bất kể là chúng đúng
hay sai. Vì vậy, dù nghịch ngợm, hay gây ra chuyện tai tiếng, nhưng Thùy vẫn luôn được các bạn nể vì. Cha mẹ Thùy vốn là những người nông dân chất phác. Nhà chỉ có mình Thùy nên cô được chiều chuộng từ nhỏ. Bố cô là người hiền lành, chân chất, chẳng bao giờ mắng con lấy nửa câu. Mẹ Thùy là người phụ nữ khá sắc sảo, ngoài việc đồng áng theo mùa vụ, bà còn thường cất hàng nông sản ở quê rồi đem lên phố huyện bán, nên gia đình cũng có đồng ra đồng vào, thi thoảng bà lại cho tiền để Thùy tiêu vặt ngoài các khoản đóng góp ở nhà trường. Có nhiều lần do Thùy nghịch ngợm, rồi trốn học, nhà trường thông báo về nhà hoặc qua thông tin từ hàng xóm hay bạn bè của Thùy, nhưng cha, mẹ cô vì chiều con, chỉ mắng hoặc nhắc nhở qua loa, nên cô con gái cưng ấy chẳng quan tâm mấy đến lời của cha, mẹ, tất cả chỉ như gió thoảng mây bay bên tai cô.
Rồi chuyện gì đến ắt nó sẽ phải đến. Hôm ấy sau buổi ôn thi tốt nghiệp cuối cấp, đang trên đường về nhà thì Thùy thấy con Đào thuộc đám đàn em lớp dưới từ đâu xồng xộc chạy tới, đầu tóc bù xù: “Chị Thùy giúp em với, đám bọn con Dung nó vừa đánh em”. Nghe nói có kẻ đánh đàn em của mình, không cần biết trái phải thế nào, Thùy vội chạy theo Đào qua lối tắt để đón đầu đám học sinh có cô gái tên Dung. Vừa chạy, Thùy không quên nhặt một đoạn cây bên đường làm vũ khí tấn công. Khi tới lối rẽ cũng là lúc Dung và đám bạn của cô đi đến. Thùy xông đến phang một gậy phủ đầu vào người Dung và quát lên: “Sao mày dám đánh con Đào em tao?”. Dung cũng là người không vừa, lại bị đánh bất ngờ nên nổi xung lên: “Mày biết gì mà can thiệp vào chuyện của tao?” rồi
xông đến định tát vào mặt của Thùy. Thùy né tránh và quay người phang một gậy thứ 2 vào người của Dung.
Vừa mất đà, lại bị vụt tiếp một gậy vào người, Dung trượt chân ngã ngửa đập gáy vào hòn đá bên đường và ngất đi. Thấy Dung bị ngã và nằm bất động, Thùy sợ quá vội đỡ Dung lên, lay gọi nhưng Dung không tỉnh. Cả đám bạn cuống lên không biết làm gì. Vừa lúc đó Hải chạy xe máy qua, thấy đám đông đang xúm vào một cô gái nằm bất động bên đường, anh vội dừng xe và rẽ vào xem. Hải vốn là anh chàng làm nghề sửa xe máy, cùng xóm với Thùy. Anh là một trong số những chàng trai từng si mê cô hoa khôi “Thùy Khểnh” ở xóm, nhưng Thùy chẳng bao giờ thèm để ý đến anh. Sau khi xem xét sơ qua, Hải vội bảo Thùy bế Dung lên xe để cùng mình đưa đến bệnh viện cấp cứu. Nhưng vì vết thương quá hiểm, Dung đã không qua khỏi, Thùy bị bắt ngay sau đó. Bản án về tội danh “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” với mức án 9 năm tù đã khiến cô hoa khôi có chiếc răng khểnh ấy phải khép lại tuổi thanh xuân đẹp đẽ của mình để bước vào một cuộc sống hoàn toàn mới, một cuộc sống hàng ngày trong căn phòng nhỏ với bốn bức tường lạnh lẽo, chật chội, cô đơn. Tuổi 18, cái tuổi đẹp nhất trong đời người con gái vừa mới cập đến với Thùy, chưa kịp cảm nhận thế nào thì lại phải đồng hành cùng nó vào trại giam. Thùy ân hận vô cùng nhưng chẳng thể làm gì được bởi tính mạng của cô gái mà Thùy đã lỡ tay tước đoạt kia đã mãi mãi không thể sống lại.
Cha mẹ Thùy đau khổ vô cùng khi phải đứng nhìn đứa con gái duy nhất bị đưa đi cải tạo tới 9 năm trong trại giam. Họ rất ân hận vì đã không quan tâm, dạy dỗ cô nên người như bao người con khác trong xã hội. Cũng từ khi Thùy phải đi tù, mẹ cô quá suy nghĩ rồi đổ bệnh, đau ốm liên miên, bố cô thì trở thành con người cáu bẳn, thường xuyên uống
rượu. Hai ông bà hàng ngày thẫn thờ vào ra, chẳng ai nói với ai câu nào, nhà suốt ngày như có ma ám.
Có một điều an ủi, động viên Thùy rất lớn, đó là tình cảm của Hải, anh chàng thợ sửa xe máy ngày nào đã dành cho cô. Thời gian Thùy bị bắt tạm giam rồi đến khi bị kết án và vào trại, Hải rất quan tâm, thường động viên mỗi khi có dịp được gặp Thùy. Từ chỗ biết ơn, Thùy đã cảm nhận được tấm lòng chân thành của Hải. Suốt 2 năm Thùy sống trong trại, Hải vẫn đều đặn viết thư, động viên cô cố gắng cải tạo tốt, hứa sẽ đợi cô trở về.
Chiều nay vừa thức dậy, Thùy được giám thị Trại thông báo có người vào thăm. Cô mừng quýnh lên vội theo chân anh giám thị ra Phòng thăm gặp người thân của Trại. Cô thật ngạc nhiên, người đến thăm cô không phải là mẹ, cũng không phải là bố - hai người thân duy nhất của cô, mà lại là Hải. Theo quy định của Trại, chỉ những người là thân nhân, có quan hệ gia đình mới được vào thăm phạm nhân, sao hôm nay Hải lại được vào thăm cô? Vừa mừng lại vừa lo, cô ngước nhìn chàng trai tốt bụng dám tình nguyện yêu cô, yêu luôn cả thời gian cô cải tạo trong trại mà chưa hề một lần được nắm bàn tay của Thùy: “Sao bố, mẹ em không vào cùng anh?”. Hải bối rối một lát rồi thông báo với Thùy: “Mẹ em mất rồi”. Chỉ nghe được đến đây, Thùy như muốn gục xuống, tai cô ù đặc, mắt như tối sầm lại. Thì ra lần vào thăm cô vừa qua, mẹ cô đã xác định là lần cuối cùng trong cuộc đời được gặp con. Bà mới biết mình mắc căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Bà giấu cả nhà, nhất là giấu Thùy, không muốn con gái lo lắng. Bà muốn cô được vui thêm ngày nào tốt ngày đó. Suốt một giờ vào thăm con hôm ấy, bà luôn lén nhìn con, cố kìm nén những giọt nước mắt đang trực trào ra vì thương Thùy.
Cảm giác ân hận, đau khổ, tiếc nuối trào dâng khiến bà nói chuyện với con toàn những câu không đầu không cuối. Lần vào
bố của Thùy, ông gần như gục ngã sau cái chết của vợ mình. Lại chính Hải là người tới thăm nom, động viên ông gắng gượng lên để làm chỗ dựa cho Thùy còn đang cải tạo trong Trại và sau này trở về. Ý thức được trách nhiệm của mình, bố của Thùy đã cố gượng dậy. Dù vậy, ông còn rất yếu nên đã làm đơn, xin chính quyền xã xác nhận hoàn cảnh gia đình để nhờ Hải được vào thăm Thùy, thông báo tình hình gia đình cho cô biết.
Lại một lần nữa Thùy phải ân hận. Thùy không thể ngờ cái linh cảm hôm mẹ vào thăm mình lại đúng vậy. Dù hôm ấy không cắt nghĩa được cái linh cảm đó là gì, nhưng
bao giờ được gặp mẹ trên cõi đời này nữa. Phút bốc đồng của tuổi trẻ ngày nào đã khiến cô phải trả giá cho bản thân, phải đi vào lối rẽ khác của cuộc đời. Cô chợt nhớ lại lời mẹ lần cuối cùng khi vào thăm cô: “Hãy cố gắng vượt lên số phận để làm lại cuộc đời, hãy nhìn vào những điều tốt đẹp để sống tiếp con nhé!”. Thùy nấc lên “mẹ ơi, con xin lỗi mẹ, con sẽ làm theo lời mẹ dặn!” Rồi cô trân trân nhìn Hải với đôi mắt ầng ậc nước:
“Cảm ơn anh, cảm ơn cuộc đời đã đưa anh đến với em”./.
Hưng Tĩnh