Thông tin vị trí tham gia thực tập tốt nghiệp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TN-PHẠM DUY TRƯỜNG (Trang 25)

3.1. Nhiệm vụ và trách nhiệm

- Trải nghiệm môi trường làm việc đặc thù và chuyên nghiệp, đóng vai trò là một thành viên trong nhóm và hỗ trợ hoạt động của nhóm;

- Có tinh thần học hỏi, sang tạo và có trách nhiệm;

- Vận dụng các kiến thức đã được học để áp dụng vào thực tế;

- Nhận thông tin phản hồi để giúp cải thiện công việc và phát triển kỹ năng bản thân.

3.2. Mô tả công việc

- Tìm hiểu công việc của kỹ sư thiết kế: tham gia các hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thiết kế, cải tiến loại máy, chi tiết cơ khí;

- Học về các quy trình sản xuất một chi tiết cơ khí ( phay, tiện, CNC, dập, đột…) và tìm hiểu về cách đọc bản vẽ 2D để đem ra sản xuất;

- Mô phỏng 3D từ phần mềm thông minh SolidWorks để hình dung các chi tiết từ nhỏ đến lớn, và cả một động cơ trước khi cải tiến hoặc sản xuất. Xuất bản vẽ 2D từ bản vẽ chi tiết để gia công và bản vẽ lắp đem ra sản xuất ở các dây truyền khép kín lắp ráp;

- Tìm hiểu về hình thức hoạt động công ty: quy trình hoạt động của từng vị trí trong công ty từ khâu thiết kế đến dây truyền sản xuất ra thành phẩm, theo dõi và học hỏi cách quản lý, nhân sự của công ty;

- Học hỏi rèn luyện tác phong làm việc và ứng xử trong các mối quan hệ cộng tác tại công ty.

CHƯƠNG II. NỘI DUNG THỰC TẬP 1. Mục tiêu thực tập

Hoàn thành nhiệm vụ đi khảo sát thực tế tại các Công ty như Samsung, Calofic, midea, nhằm nắm rõ được khối lượng công việc cần làm để kết hợp báo giá, triển khai lại công việc qua bản vẽ 2D 3D phần mềm solidworks, sau đó chuyển giao lại cho bộ phận kiểm tra và gia công đơn hàng.

Thông qua phần mềm thiết kế 2D 3D SolidWorks để xây dựng mô hình 3D và bản vẽ lắp, bản vẽ chi tiết 2D và giúp cho bộ phận gia công có thể hiểu đúng được và làm đơn giản, tìm được quy trình công nghệ tối ưu nhất để giúp cho việc tối ưu chi phí.

2. Xây dựng mô hình 3D và xuất bản vẽ 2D của các buổi khảo sát tại Công tyCALOFIC bằng phần mềm hỗ trợ CALOFIC bằng phần mềm hỗ trợ

2.1. SolidWorks và Autocad

2.1.1 Giới thiệu phần mềm Solidwork

SolidWorks là một trong những bộ phần mềm chuyên dùng của hãng Dassault System. Là phần mềm được xây dựng với công nghệ thích nghi cùng với các khả năng mô hình hóa Solid, sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí và kỹ thuật. SolidWorks trang bị những công cụ mạnh, thông minh, quản lý các đối tượng thông minh, trợ giúp quá trình thiết kế, làm tăng năng và chất lượng thiết kế.

2.1.2 Một số chức năng cơ bản của SolidWorks Chức năng CAD

CAD tức là sử dụng máy tính trong quá trình phác thảo, dựng mô hình 3D, lắp ráp và xuất bản vẽ. Theo phương pháp truyền thống, các bản vẽ kỹ thuật thường được vẽ bằng tay. Công việc này đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian, đặc biệt là những chi tiết phức tạp.

2.1.3 Trong môi trường vẽ phát và dựng 3D (Part)

Phát thảo và dựng mô hình 3D, hệ thống quản lý kích thước và ràng buộc trong môi trường vẽ phát giúp người sử dụng tạo các biên dạng một cách dễ dàng và tránh được các lỗi khi tạo biên dạng.

Hình 2. 1: Giao diện môi trường vẽ phát và dựng 3D trong SolidWorks

Hình 2. 2: Giao diện môi trường lắp ráp

Các chi tiêt 3D sau khi được thiết kế xong có thể lắp ráp lại với nhau tạo thành một bộ phận máy hoặc mộ máy hoàn chỉnh. Xây dựng các đường dẫn thể hiện quy trình lắp ghép. Xác địch các bậc tự do cho chi tiết lắp ghép.

2.1.4 Trong môi trường xuất bản vẽ (Drawing)

- Cho phép ta tạo các hình chiếu vuông góc các chi tiết hoặc các bản lắp với các tỉ lệ và vị trí do người sử dụng quy định mà không ảnh hưởng đến kích thước;

- Công cụ tạo kích thước tự động và kích thước theo quy định của người sử dụng;

- Tạo các chú thích cho các lỗ một cách nhanh chóng;

- Chức năng ghi độ nhám bề mặt, dung sai kích thước và hình học được sử dụng dễ dàng.

2.1.5 Chức năng CAE

Đây là một ưu điểm của hãng sản xuất, khi mà họ mua trọn gói bộ phần mềm phân tích cực kì nổi tiếng thể giới là Cosmos để tích hợp và chạy ngay trong môi trường của SolidWorks, làm cho chức năng phân tích của SolidWorks khó có thể có phần mềm khác so sánh được. Với module phân tích của SolidWorks là Cosmos, chúng ta có thể thực hiện được những bài phân tích vô cùng phức tạc nhưng rất hay, dưới đây là liệt kê một vài bài toán có thể dùng để tính với Cosmos:

- Phân tích động lực học (bài toán phân tích ứng suất khi cơ cấu chuyển độngcon lăn di chuyển trên ray);

- Phân tích dao động; - Phân tích nhiệt học;

- Phân tích sự va chạm các chi tiết;

- Phân tích thủy khí động học (thông qua bài toán phân tích lượng nước chảy qua robine và bố trí quạt thông gió cho CPU máy tính nhằm tản nhiệt tốt hơn);

- Phân tích quá trình rót kim loại lỏng vào khuôn và mức độ gia nhiệt cần thiết cho quá trình đó.

Nói chung, chương trình tính toán nhanh và cho phép thực hiện phân tích cụm rất nhiều chi tiết với các thông số kết quả là: ứng suất, sức căng, chuyển vị, hệ số an toàn kết cấu,…

2.1.6 Chức năng CAM

Để dùng được chức năng này, chúng ta sử phải sử dụng một module nữa của SolidWorks là SolidCam. Đây là module Cam của SolidWorks, nó được tách ra để bán riêng, nếu ai có điều kiện thì tải về dùng, nó chạy trên giao diện của SolidWorks, việc sử dụng SolidCam vô cùng thân thiệt và dễ sử dụng.

Hình 2. 4: Giao diện SolidCam trong SolidWorkks

3.1. Khảo sát và báo giá3.1.1 Khảo sát 3.1.1 Khảo sát

Sau khi nhận được lời mời dự thầu từ phía bên Công ty CALOFIC, bên tham gia khảo sát thầu là Công ty Tùng Lâm sẽ cử kỹ sư thiết kế đi khảo sát dự án thầu để thực hiện báo giá.

Hình 2. 5: Bảng liệt kê các hạng mục khảo sát và báo giá

Trước khi đi khảo sát, bên phụ trách sẽ đăng ký ngày khảo sát với phía bên Công ty CALOFIC, và đến ngày kỹ sư thiết kế sẽ chuẩn bị tài liệu, dụng cụ khảo sát để tới phía công ty thực hiện nhiệm vụ.

Buổi đầu đi khảo sát, bản thân học qua về tác phong đồng phục, xem trước sơ đồ về các vị trí, khu vực của công ty sẽ tới khảo sát

Nhiệm vụ cho các đợt khảo sát tại công ty CALOFIC hầu hết là tại nhà máy đóng gói.

Hình 2. 6: Nhà máy đóng gói Công ty Calofic

Đầu tiên phía bên Công ty CALOFIC sẽ cử một kỹ thuật bảo trì trong nhà máy dẫn đường và hỗ trợ mình trong quá trình khảo sát, người này sẽ chịu trách nghiệm về sự có mặt của bản thân trong nhà máy, mọi thực hiện và thao tác phải theo sự chỉ dẫn của kỹ thuật viên bảo trì này, tránh xảy ra sự cố gây phức tạp khó khăn cho 2 bên.

Tiếp theo, dựa trên mục lục của các việc cần khảo sát, bản thân sẽ làm tuần tự hoặc hỏi ý kiến người phụ trách.

Việc khảo sát trải qua các bước cần thiết sau: - Xác định tên gọi, chứ năng của chi tiết;

- Xác định các vật liệu để chế tạo ra chi tiết, cụm chi tiết; - Đo đạc kích thước tổng thể của chi tiết, cụm chi tiết;

- Tranh luận với người hướng dẫn để biết được kỹ càng hơn các yêu cầu của bên mời thầu;

- Ghi chép lại các ý quan trọng để trở về phục vụ cho việc tính toán báo giá.

Hình 2. 7: Khảo sát chi tiết dẫn hướng

cổ sử dụng cho khuôn 2 lít Hình 2. 8: Khảo sát cụm dán nhãn

Hình 2. 11: Khảo sát băng tải line 10 Hình 2. 12: Khảo sát chổi vuốt nhãn

Hình 2. 13: Khảo sát cụm chi tiết kẹp thùng của cánh tay Robot nhà đóng gói

Hình 2. 14: Khảo sát cụm dẫn hướng vòng của băng tải

3.1.2 Báo giá

Sau buổi công tác khảo sát, bản thân sẽ bàn giao lại công việc cho trưởng phòng thiết kế để lên phương án báo giá một các hợp lý nhất,

Việc báo giá cần quan tâm đến các vấn đề cơ bản như sau:

- Giá cả vật tư cần có để làm ra chi tiết ( theo giá cả thị trường);

- Chi phí nhân công, chi phí hoạt động của xưởng chế tạo (tiêng điện, nước….);

- Khoảng thời gian gia công hoàn thành chi tiết; - Chi phí rủi ro.

3.2. Xây dựng mô hình 3D của chi tiết, cụm chi tiết và xuất bản vẽ 2D3.2.1 Xây dựng bản vẽ 3D 3.2.1 Xây dựng bản vẽ 3D

Sau khi trúng thầu dự án, bản thân có nhiệm vụ vẽ lên các bản vẽ 3D của chi tiết, cụm chi tiết theo hợp đồng đã đưa ra

Các bước để xây dựng lên bản vẽ 3D hoàn chỉnh:

- Tổng hợp số liệu của các đợt khảo sát cũng như các yêu cầu phía bên đối tác đã đề ra;

- Lên phương án tính toán bố trí thời gian một cách hợp lý để hoàn thành khối lượng công việc một các đơn giản và nhanh chóng;

- Xây dựng bản vẽ 3D bằng phần mềm SOLIDWORKS 2015.

Hình 2. 15: Bản vẽ 3D cụm băng tải vòng

Hình 2. 16: Bản vẽ 3D cụm dán và gạt keo

Hình 2. 17: 13 Bản vẽ 3D cụm chổi vuốt

nhãn Hình 2. 18: 13 Bản vẽ 3D modune băngtải

Hình 2. 19: : Bản vẽ 3D cụm dẫn hướng

nhãn dán Hình 2. 20: Bản vẽ 3D chi tiết ngàm kẹpcổ chai

Hình 2. 21: Bản vẽ 3D chi tiết ngàm cố

định phôi cho bộ khuôn thổi Hình 2. 22: Bản vẽ 3D Seal thổi

Hình 2. 25: : Bản vẽ 3D Pully timer Hình 2. 26: Bản vẽ 3D chi tiết vặn nối

Hình 2. 27:Bản vẽ 3D chốt

Hình 2. 28: Bản vẽ 3D chi tiết dẫn hướng khí

3.2.2 Xuất bản vẽ 2D

Sau khi đã xây dựng hoàn thiện bản vẽ 3D của các chi tiết, chúng ta tiến hành qua môi trường xuất bản vẽ 2D trên Solidworks và thực hiện quy trình xuất bản vẽ 2D

Một số quy cách khi xây dựng bản vẽ 2D:

- Ở phần khung tên, ta chú ý điền đây đủ các thông tin quan trọng, cần thiết như tên công ty đấu thầu, Công ty mời thầu, tên bản vẽ, số bản vẽ, thông số dung sai,…;

- Bố trí các hình chiếu 2d cho có bố cục một cách hợp lý, dễ cho đối tác và người gia công có thể hiểu được một cách dễ dàng;

- Ghi chú tất cả những lưu ý qua trọng trên bản vẽ ;

Sau khi xong hết thao tác và xuất xong các bản vẽ 2D, ta sẽ save chúng vào 1 folder chung với folder của các file chi tiết, cụm chi tiết 3D, sau đó save as thành các file PDF để thuận tiện cho việc trao đổi và in ấn

Lưu ý quan trọng:

- Trong một dự án khi xây dựng các chi tiết đơn lẻ, cần phải lưu tất cả file 2D drawing, file 3D vào chung 1 folder, tên file 3d và 2D của cùng một chi tiết phải chung một tên;

- Đối với các cụm chi tiết ta làm tương tự như trên nhưng sẽ lưu riêng ra một folder khác để thuận tiện cho việc quản lý.

Hình 2. 29: Bản vẽ 2D cụm băng tải

Hình 2. 31: Bản vẽ 2D cụm vuốt nhãn Hình 2. 32: Bản vẽ 2D modune băng tải Hình 2. 33: Bản vẽ 2D cụm dẫn hướng nhãn dán Hình 2. 34: Bản vẽ 2D chi tiết ngàm kẹp cổ chai Hình 2. 35: Bản vẽ 2D chi tiết ngàm cố định phôi cho bộ khuôn thổi

Hình 2. 37: : Bản vẽ 2D giá đỡ Hình 2. 38: Bản vẽ 2D cụm chốt

Hình 2. 39: Bản vẽ 2D Pully timer Hình 2. 40: Bản vẽ 2D chi tiết vặn nối

Hình 2. 41: Bản vẽ 2D chốt Hình 2. 42: Bản vẽ 2D chi tiết dẫn

hướng khí

3.2.3 Gia công

Sau khi hoàn thiện công việc thiết kế 3D chi tiết và xuất bản vẽ 2D để gia công, thì sau đó bản vẽ được chuyển cho bộ phận gia công để hoàn thành đơn hàng, trong

quá trình thực tập, bản thân thực tập về mảng thiết kế, nhưng ở phần gia công này, bản thân vẫn sẽ phụ các anh trong một số công đoạn gia công đơn giản.

Hình 2. 43: Gia công pully timer Hình 2. 44: Gia công chốt

Hình 2. 45: Gia công ngàm kẹp cổ chai Hình 2. 46: Gia công hoàn thiện seal

thổi

Hình 2. 47: Gia công hoàn thiện 5 loại chốt

Hình 2. 48: Gia công hoàn thiện ty,pully timer

Hình 2. 49: Gia công hoàn thiện Cover băng tải line 10

CHƯƠNG III. Kết luận

1. Những điều được cải thiện trong quá trình thực tập

Cải thiện kiến thức về cơ khí, từ các khâu thiết kế và gia công ra sản phẩm, nhất là quy trình mô phỏng 3D và lắp ráp các chi tiết.

Thông qua buổi thực tập em có thêm nhiều kiến thức sách vỡ và thực tế khi trải nghiệm đọc tách bản vẽ 2D và từ đó mô hình hóa vật lên 3D. Cùng với đó là việc tham quan tận mắt các công đoạn gia công cơ khí và lắp ráp thành sản xuất trong nhà máy xưởng khép kín. Chúng em có cơ hội nghiên cứu và hiểu hơn về chuyên môn từ đó phát triển đồ án tốt nghiệp của mình.

2. Hạn chế

Vì trong quá trình thực tập, em còn một vài môn học cần phải học trục tiếp để hoàn thành chương trình đạo tạo và cho kịp với tiến độ, cho nên quá trình thực tập có ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình công việc của Công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bùi Văn Lễ, Cẩm-nang của người họa-viên kỹ-nghệ, Kỹ-Nghệ- Họa Cơ-khí [2]. CNCKAD Punching Manual

[3]. Nguyễn Trọng Hữu, Hướng dẫn sử dụng SolidWorks 2008, Nhà xuất bản giao thông vận tải

[4]. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.

[5]. PTS. Nguyễn Hữu Lộc, Sử dụng AutoCAD 14 phần 2D- Windows 95 và NT tập 1, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh (1998)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TN-PHẠM DUY TRƯỜNG (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w