Hiệu quả của xử lý UV lên quá trình diệt khuẩn thay đổi theo bước song tia cực tím nhưđược trình bày sau đây:
Hình 6-37. Hiệu quả của tia cực tím lên quá trình diệt khuẩn thay đổi theo bước sóng. F. W. Wheaton (1977). Trích dẫn bởi C.W. Lin & Yang Yi (2001).
Đèn UV dùng tiệt trùng (kiểu treo hoặc chìm) đều có sẵn trên thị trường với nhiều kích cỡ khác nhau.
Các yếu tốảnh hưởng đến quá trình khử trùng:
- kích thước và giai đoạn của sinh vật
- mức độ phóng xạ và thời gian xử lý
- độ sâu của tầng nước mà tia phóng xạđi qua.
Ngoài ra, hiện nay người nuôi còn dùng nhiệu loại hòa chất khá để khử trùng nước ao nuôi. Hầu hết hóa chất khữ trùng là những chất oxy hóa mạnh trong đó học chất chính là Cl, Br, I và O (oxy nguyên tử). Những chất oxy hóa mạnh là những chất có tác dụng không chọn lọc nên với liều cao có thể diệt tất cả sinh vật sống trong nước nên những chất oxy hóa mạnh còn có tác dụng diệt tạp. Do chất oxy hóa mạnh có tác dụng không chọn lọc nên cần thận trọng khi sử dụng trong trường hợp đang nuôi tôm cá vì nếu sử dụng liều cao có thể gây nguy hiệm cho tôm cá. Sau đây là một số hóa chất thường được sử dụng để khử trùng trong nuôi trồng thủy sản:
138
Bảng 6-16. Các hợp chất hoá học thường được sử dụng để tẩy trùng đáy ao và diệt
địch hại. Liều lượng ấn định cho các sản phẩm thương mại, còn không thì không được chỉđịnh.
Hợp chất
Khử trùng (D) diệt tạp (P)
Liều lượng khuyến cáo
Benzalkonium chloride (BKC) D 0,5-1,0 mg/L
Formalin D 5-10 mg/L
Potassium permanganate (KMnO4) D 2-4 mg/L
Hyamin D 0,5-1,0 mg/L
Organic silver D 1-10 mg/L
Organic iodine D 1-5 mg/L
Ozone (O3) D 0,25-0,5 mg/L
Calcium carbide D 150-250 kg/ha
Sodium hypochlorite (5,25%) D, P 100-300 mg/L Calcium hypochlorite (HTH) (65%) D, P 10-300 mg/L
Calcium oxide D, P 1.000-1.500 kg/ha