Kỹ năng tạo lập không gian: Chuẩn bị kỹ càng và vận hành linh hoạt

Một phần của tài liệu DA+NANG+Climate+Change+Education+for+Teachers-+Vietnamese_v7 (Trang 35 - 37)

I. Phương pháp giảng dạy

2. Kỹ năng tạo lập không gian: Chuẩn bị kỹ càng và vận hành linh hoạt

Không gian

Thời gian Mối quan hệ

Trong quá trình giáo viên đóng vai trò người dẫn giảng, công tác tạo lập không gian đóng vai trò quan trong trong việc xây dựng sự tương tác giữa học học với học sinh và với giáo viên.

Khi thiết kế không gian dẫn giảng, cách bố trí bàn ghế đóng vai trò rất quan trọng. Giáo viên có thể tham khảo các ví dụ dưới đây, lựa chọn cách bố trí phù hợp với nội dung của chương trình và đừng ngại thay đổi cách bố trí, kể cả khi đang đang thực hiện giảng dạy để tăng hiệu quả tương tác.

Kiểu hình nan quạt:

Kiểu bố trí không gian phù hợp với hoạt động chia sẻ, trò chuyện, giúp học sinh và giáo viên gắn kết với nhau hơn.

Kiểu hình tròn:

Kiểu bố trí không gian phù hợp với hoạt động đối thoại với cả lớp, các hoạt động cần sự di chuyển v.v.

Mọi người đều cách nhau một khoảng bằng nhau tính từ điểm ở giữa và không có điểm bắt đầu hay kết thúc. Với cách bố trí này, giáo viên có thể đánh giá sự tham gia của học sinh thay đổi trước và sao tiết học căn cứ vào kích cỡ hình tròn và khoảng cách giữa các cá nhân.

Kiểu hình vuông:

Kiểu bố trí không gian phù hợp trong các hoạt động thảo luận giữa các nhóm, xây dựng ý tưởng.

Điểm đặc trưng của kiểu hình này là sự chắc chắn, thể hiện sự tự tin khi hùng biện giữa các nhóm. Giáo viên có thể sắp xếp các nhóm tranh luận ý kiến trái chiều có vị trí ngồi đối mặt vào nhau để tăng cường sự tự tin và giao tiếp song hướng cho học sinh.

Kiểu hoang đảo:

Kiểu bố trí không gian phù hợp với hoạt động thảo luận nhóm.

Một cách sắp xếp phổ biến để làm việc nhóm, giúp học sinh tập trung vào công việc đang được thực hiện và ít chú ý đến các hoạt động diễn ra xung quanh.

Một phần của tài liệu DA+NANG+Climate+Change+Education+for+Teachers-+Vietnamese_v7 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)