Xây dựng các con đường vào khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ sao cho khang trang, sạch sẽ, tạo điều kiện tốt cho khách đến tham quan.
Đầu tư xây dựng các cầu tàu, chỗ neo đậu cho tàu thuyền đưa khách tham quan theo đường sông.
Xây dựng hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn trang bị hiện đại, tiện nghi ở vùng ven trung tâm khu du lịch sinh thái để thu hút khách trong và ngoài nước.
Xây dựng hệ thống các trạm gác cùng đội ngũ nhân viên trực thường xuyên nhằm cứu hộ kịp thời khi có sự cố thiên nhiên xảy ra bất thường.
Bên cạnh việc phát triển tuyến du lịch một chiều từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh xuống Cần Giờ cần xây dựng các tuyến du lịch liên điểm như : Tuyến đường sông từ thành phố đi Đồng Đình – Cần Thạnh – Lâm viên Cần Giờ. Từ Lâm viên đi Vũng Tàu – Cần Đước – Mỹ Tho.
Bên trong khu vực của rừng ngập mặn phải hạn chế xây dựng các công trình lớn như: nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, các con đường bê tông, nhựa kiên cố vì như thế sẽ ảnh hưởng rất nặng đến môi trường sinh thái của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
thương hiệu riêng của mỗi khu du lịch sinh thái. Đây là vấn đề mang tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của các khu du lịch sinh thái.
Cần Giờ có nhiều điểm đặc trưng riêng như hệ động – thực vật ngập mặn phong phú so với các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nếu biết tận dụng và quảng bá thì Cần Giờ sẽ trở thành địa điểm dừng chân lý tưởng của các nhà đầu tư cũng như khách du lịch.
Việc xây dựng nên một thương hiệu sản phẩm du lịch đặc trưng cho du lịch sinh thái tại Cần Giờ cũng hết sức quan trọng. Ví như: một sản phẩm ẩm thực được chế biến từ chính nguyên vật liệu tại chỗ là thủy hải sản tươi sống như cá dứa, cá thòi lòi, ba khía sẽ có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch đặc biệt là khách nước ngoài. Ở đây cũng có thể sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ chính vật liệu cây rừng ngập mặn. Như vậy, các sản phẩm này sẽ trở thành biểu tượng riêng của du lịch sinh thái Cần Giờ và tạo cho khách du lịch một ấn tượng tốt đẹp về mảnh đất này.
Ngoài ra, cần phải gắn liền hoạt động du lịch sinh thái với du lịch văn hóa vì văn hóa cộng đồng dân cư của vùng rừng ngập mặn Cần Giờ hết sức đặc biệt và có nhiều điểm hấp dẫn riêng. Nếu gắn kết được các yếu tố cộng đồng vào du lịch sinh thái thì hiệu quả sẽ cao hơn gấp nhiều lần.
Như vậy, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là một nơi rất lý tưởng để xây dựng và phát triển các loại hình du lịch sinh thái. Tuy nhiên để quá trình đó được bền vững cần tuân thủ các nguyên tắc về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rừng ngập mặn, yêu cầu phát triển phải phù hợp với yêu cầu bảo tồn hệ sinh thái ngập mặn đặc trưng của vùng.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ TẠI RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
Rừng ngập mặn Cần Giờ với hệ động – thực vật phong phú và đa dạng rất phù hợp với việc phát triển du lịch sinh thái. Có tiềm năng là vậy song du lịch sinh thái Cần Giờ vẫn chưa phát triển tương xứng với những giá trị đặc biệt được thiên nhiên ưu đãi ấy. Dù đã thành lập được gần 10 năm nhưng khu du lịch Vàm Sát vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của du khách đặc biệt là du khách nước ngoài. Sở dĩ du lịch sinh thái Cần Giờ còn gặp nhiều khó khăn như vậy một phần là do công tác tổ chức, quản lý còn có nhiều yếu kém, đặc biệt là việc quảng bá thương hiệu và hoàn thiện cơ sở vật chất.
4.1. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cần sớm ban hành những chính sách và chủ trương phù hợp và kịp thời về bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế cho người dân địa phương.
Hỗ trợ các nguồn vốn cho Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ có nguồn vốn chủ động để hoàn thiện các hạng mục công trình phục vụ phát triển du lịch sinh thái.
Nhanh chóng xây dựng và phê duyệt các đề án phát triển du lịch sinh thái, xem xét và hỗ trợ triển khai các dự án đã được phê duyệt.
Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế để xúc tiến công tác bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái.
Luôn giám sát và đôn đốc công tác nghiên cứu, bảo vệ và phòng chống cháy rừng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác động xấu đến tài nguyên rừng.
4.2. Đối với chính quyền địa phương
Cần có những qui định cụ thể và được triển khai thiết thực về công tác xử lý vi phạm xâm hại đến tài nguyên. Cần thành lập các đội bảo vệ ở mỗi xã, mỗi ấp, phải qua đào tạo và huấn luyện về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, ngăn chặn các hành vi xâm phạm.
Tổ chức các cuộc hội thảo với các địa phương trong khu vực có đất ngập nước để xúc tiến công tác bảo vệ và phát triển, tổ chức và tham gia hội chợ về thương mại và dịch vụ nhằm thu hút sự quan tâm của mọi đối tượng đến với du lịch sinh thái, giới thiệu các sản phẩm và hình ảnh về tài nguyên của Khu bảo tồn.
Tăng cường cải cách hành chính theo cơ chế một cửa để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch.
Phổ biến, hướng dẫn pháp luật về du lịch cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch…
Tăng cường công tác bình ổn giá, đặc biệt trong các dịp Lễ, Tết đối với các khu vực phục vụ du lịch như Khu du lịch 30/4 cần phải chú trọng công tác đảm bảo niêm yết giá bán các mặt hàng đặc sản một các.
Tăng cường giáo du ̣c và nâng cao ý thức trong cô ̣ng đồng dân cư về gìn giữ bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao trách nhiê ̣m của cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch trong viê ̣c xử lý các loa ̣i chất thải phát sinh, khắc phu ̣c tác đô ̣ng tiêu cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hô ̣i nhân văn, phòng chố ng các tê ̣ na ̣n xã hô ̣i trong cơ sở kinh doanh du li ̣ch.
Khuyến khích các công ty du li ̣ch khi thiết kế tour có các chương trình đưa khách tham gia trồng cây và chăm sóc cây xanh. Nâng cao sự hiểu biết về môi trường tự nhiên qua đó ta ̣o ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn và phát triển cây xanh.
Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, tổ chức ngày chủ nhật xanh, tuần lễ môi trường tuyên truyền vận động người dân trồng cây xanh.
4.3. Đối với Ban quản lý
Tăng cường những giải pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên, tổ chức xây dựng và kiến nghị những dự án phát triển tổng hợp về kinh tế – xã hội – khoa học kỹ thuật – giáo dục môi trường.
Thường xuyên cử cán bộ tham gia các hội thảo về phát triển du lịch cộng đồng của địa phương và quốc gia, thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ phục vụ du lịch.
Xây dựng thật cụ thể về chương trình và mục tiêu làm việc của bộ phận dịch vụ du lịch, điều tiết linh hoạt công tác điều hành và quản lý hoạt động dịch vụ du lịch.
Tổ chức ngăn chặn các hành vi quấy nhiễu du khách. Xây dựng, thành lập lực lượng bảo vệ khách du lịch để đảm bảo môi trường an toàn, tạo sự thân thiện
4.4. Đối với nhân dân địa phương
Mỗi người dân nên tự nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, hãy xem Khu dự trữ sinh quyển như là tài sản chung của mọi người. Đặc biệt là hạn chế tới mức thấp nhất hành vi xâm nhập và khai thác trái phép tài nguyên. Nên tham gia các buổi họp mặt và tuyên truyền giáo dục ý thức của các cơ quan có trách nhiệm.Có ý thức đối với công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, tham gia vào các lực lượng bào vệ, tham gia tích cực vào
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cát Văn Thành. Giới thiệu tổng quát về rừng ngập mặn Cần Giờ. 2. Lê Huy Bá “ Du lịch sinh thái” ( ecotourism )
3. Trung Thanh, 2011. Rừng ngập mặn Cần giờ có dấu hiệu chết khô.
4. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, 2006. Tìm hiểu rừng ngập mặn Cần Giờ.
5. Thư viện môi trường, 2012. Vai trò của rừng ngập mặn Cần Giờ. 6. Nguyễn Minh Tuệ “ Địa lý du lịch”