NNT, ngành Thuế xác định một số vấn đề cần được giải quyết để nền hành chính điện tử có thể phục vụ người dân và doanh nghiệp được hiệu quả và thuận tiện hơn. Chúng tôi mong muốn Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành cung cấp các dịch vụ điện tử đồng bộ để người dân có thể thực hiện các dịch vụ công điện tử tại tất cả các khâu. Đồng thời cần có quy định chung về tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ điện tử để tránh trường hợp người nộp thuế sử dụng các hồ sơ, chứng từ điện tử đã áp dụng tại cơ quan Thuế vẫn phải cung cấp, giải trình hồ sơ bản giấy với các đơn vị, bộ ngành khác.
Một yếu tố khá quan trọng là việc hoàn thiện cơ sở kỹ thuật hạ tầng và CNTT của ngành Thuế và cả phía NNT. Chúng ta phải xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo về an ninh, an toàn và có khả năng hoạt động liên tục 24/7. Hệ thống CNTT cần được tái thiết kế theo mô hình kiến trúc đầy đủ, hiện đại, đảm bảo dễ kết nối, nâng cấp và đáp ứng các chuẩn công nghệ quốc tế.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Đức Minh
Theo thoibaotaichinhvietnam.vn
11. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh: Do đâu áp dụng luậtkhác nhau? khác nhau?
(PL+) - Từ thực tiễn thực hiện các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh, Luật sư Chu Minh (Công ty Luật TNHH Dân Quyền) chia sẻ những băn khoăn về việc áp dụng luật khi tiến hành thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Ảnh minh họa.
Nghị định quy định một đằng...
Theo quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp quy định đăng ký hộ kinh doanh, khi tiến hành đăng ký hộ kinh doanh, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Cụ thể, nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm: Tên hộ kinh doanh, địa chỉ, địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có); Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Số lao động; Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân (hoặc cá nhân, hoặc đại diện hộ gia đình) muốn thành lập hộ kinh doanh.
Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ- CP cũng quy định, kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ với nội dung trên, cá nhân gửi hồ sơ đến Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện để đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
... Hà Nội làm một nẻo
Mặc dù Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định rất rõ như vậy nhưng thực tế các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội lại áp dụng khác nhau.
Tại một số địa bàn như quận Thanh Xuân, quận Nam Từ Liêm, quận Bắc Từ Liêm…, không hiểu vì lý do gì mà ngoài các giấy tờ quy định theo Luật thì Phòng Đăng ký kinh doanh tại đây luôn yêu cầu các hộ kinh doanh phải nộp thêm các đầu mục hồ sơ là hợp đồng thuê nhà hoặc hợp đồng mượn nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chứng thực, Chứng minh thư của chủ sở hữu…
Điều này là bất cập và gây khó khăn cho người dân muốn tự do kinh doanh. Trong khi đó, ở địa bàn các quận khác như Hà Đông, Đống Đa hay Hai Bà Trưng… thì thủ tục đăng ký hộ kinh doanh lại áp dụng đúng tinh thần Điều 71 của Nghị định 78/2015/NĐ- CP, tức là chỉ cần Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh ghi nội dung theo yêu cầu và Chứng minh thư chứng thực của chủ hộ kinh doanh.
Anh H. – một khách hàng của Cty Luật Dân quyền – chia sẻ: “Tôi là người ngoại tỉnh lên Hà Nội làm ăn, tích cóp được số vốn nhỏ muốn đăng ký hộ kinh doanh. Thế
nhưng, tôi đã đến Phòng Đăng ký kinh doanh quận X đến lần thứ 2 rồi mà vẫn trong tình trạng “hồ sơ thiếu”.
Lần thứ nhất, tìm hiểu thông tin qua mạng, tôi mang theo Chứng minh thư, hợp đồng thuê nhà và cả Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến thì chuyên viên nhận hồ sơ yêu cầu cần có thêm Chứng minh thư của chủ nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản chứng thực.
Lần thứ hai, sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu trên thì nhận được câu trả lời “chưa được” do trên sổ đỏ ghi tên cả hai vợ chồng còn trong hợp đồng cho thuê nhà chỉ có mình tên chồng. Giờ tôi không biết làm sao do vợ tôi đang công tác ở nước ngoài”.
Cùng một thủ tục hành chính rất phổ biến theo quy định của luật là đăng ký hộ kinh doanh mà các quận lại áp dụng khác nhau, nguyên nhân vì sao? Việc này có phải do nhận thức, cách hiểu, vận dụng pháp luật, trình độ năng lực của chuyên viên tại các quận là khác nhau hay có việc gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp khi làm thủ tục hành chính nhằm mục đích trục lợi?
Điều này đặt ra câu hỏi đề nghị UBND TP Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội và UBND các quận, huyện sớm có lời giải đáp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tự do kinh doanh.
LS. Chu Minh
Theo phapluatplus.vn
12. Cấp GCNQSDĐ cho doanh nghiệp - "Gập ghềnh" dothiếu sự phối hợp thiếu sự phối hợp
(HPĐT) - Thời gian qua, Sở Tài nguyên- Môi trường (TNMT) thực hiện việc tiếp nhận và trả hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) theo cơ chế “một cửa”. Song, trên thực tế nhà đầu tư vẫn phải nộp hồ sơ cho nhiều cơ quan chuyên môn để được giải quyết lần lượt thủ tục theo quy định. Giữa các cơ quan liên quan thiếu sự phối hợp giải quyết, làm cho việc cấp GCQSDĐ bị chậm trễ, kéo dài.
“Một cửa” nhưng nhiều “khóa”
Theo Quyền giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Phạm Văn San: Văn phòng Đăng ký đất đai (Sở TNMT) là cơ quan tiếp nhận và trả kết quả cấp GCNQSDĐ cho tổ chức, DN, nhưng không thể chủ động về thời gian giải quyết thủ tục về cấp GCNQSDĐ. Bởi việc cấp GCNQSDĐ cho tổ chức, DN liên quan tới nhiều sở, ngành. Sở Tài chính xác định đơn giá thuê đất; Cục Thuế xác định tiền thuê đất; lấy ý kiến ngành Xây dựng về quy hoạch, chỉ giới hành lang các công trình kỹ thuật; ngành Nông nghiệp-PTNT chỉ giới về hành lang đê điều, hành lang thoát lũ và những công
trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi; ngành điện là hành lang an toàn lưới điện,…Trên cơ sở ý kiến trả lời của ngành liên quan, Văn phòng Đăng ký đất đai hoàn tất hồ sơ, thẩm định, trình UBND thành phố ký duyệt, cấp GCNQSDĐ. Việc tham vấn, lấy ý kiến các ngành không quy định thời gian giải quyết cụ thể, có hồ sơ kéo dài vài tháng, có hồ sơ cần tới cả năm mới có ý kiến tham vấn của ngành chuyên môn. Rõ ràng, việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp GCNQSDĐ đã có cải tiến theo hướng “một cửa” nhưng còn quá nhiều “khóa”.
Cán bộ, nhân viên Phòng đăng ký một cấp (Sở Tài nguyên và Môi trường) làm thủ tục trích lục và giấy đăng ký quyền sử dụng đất
cho các doanh nghiệp. Ảnh: Duy Thính
Ngày 29-5-2015, Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp Hải Phòng nộp hồ sơ cấp GCNQSDĐ lần đầu đối với thửa đất tại phường Trần Thành Ngọ (Kiến An). Theo lịch hẹn, 26-6-2015 là ngày trả kết quả. Nhưng đến nay, DN chưa nhận được GCNQSDĐ cho thửa đất này. Bởi thủ tục xin ý kiến tham vấn của Sở Xây dựng về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chưa hoàn tất. Tương tự, Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc làm thủ tục cấp GCNQSDĐ đối với mặt bằng tại 42 phố Hoàng Thiết Tâm (Kiến An). Thời gian để xin ý kiến tham vấn thỏa thuận quy hoạch của Sở Xây dựng tới 571 ngày. Chi nhánh công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội tại Hải Phòng, phường Minh Khai (Hồng Bàng) phải chờ tới 273 ngày mới có kết quả tham vấn về thỏa thuận quy hoạch và chỉ giới hành lang đường của Sở Xây dựng. Hay như trường hợp Công ty cổ phần vật tự nông nghiệp và xây dựng Hải Phòng, vừa qua, Văn phòng Đăng ký đất đai đề nghị Cục Thuế sớm có thông báo về tiền thuê đất của DN để văn phòng có thể hoàn tất thủ tục cấp GCNQSDĐ cho DN. DN này nộp hồ sơ từ ngày 23-8-2010. Song có một số vướng mắc cộng với thời gian
chờ Cục Thuế có thông báo về tiền thuê đất hằng năm, nên đến nay, DN này vẫn chưa được cấp GCNQSDĐ. Việc chờ đợi quá lâu, không ít doanh nghiệp mất cơ hội đưa đất vào sản xuất, sử dụng.
Cần rõ thời gian tham vấn cụ thể
Vừa qua, Sở TNMT tổ chức cuộc đối thoại với những tổ chức, DN có hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bị chậm so với thời gian quy định. Qua nghe ý kiến của DN, đồng chí Lê Thanh Sơn, Phó chủ tịch UBND thành phố yêu cầu: các cuộc đối thoại với DN do Sở TNMT tổ chức tới đây, đề nghị có sự tham gia của các ngành liên quan, như: Kế hoạch-Đầu tư, Xây dựng, Cục Thuế,...Bởi việc giải quyết cần có sự phối hợp của các ngành chuyên môn.
Quả vậy, có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành chức năng mới đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ cho tổ chức, DN. Bên cạnh đó, UBND thành phố cần quy định cụ thể về thời gian tham vấn ngành chức năng. Được biết, việc quy định thời gian xin ý kiến tham vấn các ngành không phải bây giờ mới thực hiện. Từ năm 2007, thành phố có Quyết định 1585/2007/QĐ-UB, quy định về trình tự thủ tục xin tham vấn ý kiến quy hoạch, chỉ giới hành lang các công trình kỹ thuật quy định thời hạn giải quyết là 5 ngày. Nhưng thực tế cho thấy, quy định về thời gian này chưa được cơ quan chức năng tuân thủ thực hiện. Mới đây, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định thời gian đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp GCNQSDĐ đất không quá 30 ngày, đối với hồ sơ đầy đủ thủ tục. Điều 62 của Nghị định 43/2014/NĐ- CP quy định, UBND cấp tỉnh, thành phố quy định thời gian các bước thực hiện thủ tục của từng cơ quan, đơn vị có liên quan và việc giải quyết liên thông giữa các cơ quan có liên quan theo cơ chế “một cửa” phù hợp điều kiện cụ thể nhưng không quá tổng thời gian quy định từng loại thủ tục quy định tại nghị định này.
Việc UBND thành phố quy định cụ thể về thời gian tham vấn các ngành không chỉ là cơ sở để các ngành liên quan căn cứ thực hiện mà còn để tổ chức, DN và người dân giám sát việc cải cách hành chính của ngành chức năng. Cùng với đó, cần có những biện pháp xử lý đối với đơn vị không tuân thủ thời gian. Có vậy mới hy vọng “cửa vào”, “cửa ra” của thủ tục hành chính thực sự được liên thông, hạn chế tình trạng “một cửa, nhiều khóa” hiện nay.
Nguyên Mai