V. Khen thưởng:
1. bảo quản thực phẩm đúng cách.
Theo truyền thống của người Việt nam, Tết nguyên Đán là dịp nghỉ lễ của tất cả mọi người, các gia đình sẽ có xu hướng tích trữ nhiều thực phẩm. Do vậy, vấn đề đặt ra là làm sao phải bảo quản thực phẩm đúng cách, tránh ôi thiu, lên mốc. ngoài những dụng cụ dự trữ thủ công, tủ lạnh luôn được phát huy hết công suất
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thức ăn Tết thường được chế biến và dự trữ để ăn nhiều ngày nên rất dễ bị ôi thiu, lên mốc. Vì vậy, không cần thiết mua, dự trữ và nấu quá nhiều thức ăn chế biến sẵn trong ngày Tết nếu điều kiện bảo quản không thật tốt, an toàn. Thực phẩm sau khi mua về cần làm sạch và bảo quản đúng cách như thịt cá tươi sống cần được bảo quản ở ngăn đá. Với rau, nếu muốn bảo quản lâu, sau khi bỏ lá rau sâu, lá dập, cắt bỏ phần rễ, rửa sạch cho vào bao xốp cột kín rồi để ở ngăn mát tủ lạnh. Trái cây rửa sạch để ráo, cho vào bao xốp trước khi cất vào tủ lạnh. Đối với thức ăn nấu chín, cần để nguội hẳn, đậy kín và cất vào tủ lạnh. Cần bảo quản thức ăn sống và chín vào những hộp riêng biệt. Các món ăn chỉ nên nấu đủ ăn 2-3 bữa, không nên hầm đi hầm lại nhiều lần và việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi, không lây nhiễm vi sinh vật sang các món ăn khác. khi để nhiều thức ăn trong tủ lạnh, cần chỉnh lại nhiệt độ (tăng độ lạnh), nếu
không đủ độ lạnh, thức ăn sẽ mau hư. Các món chiên, quay, rôti để trong hộp lớn, chế ngập dầu mỡ để ngăn mát, khi ăn lấy đủ phần ăn hâm lại. Tuy nhiên, bánh chưng không nên bảo quản tủ lạnh vì dễ bị lại gạo. Bánh nên treo chỗ thoáng mát, tránh chỗ nóng hay ẩm ướt. Các loại củ không nhất thiết bỏ vào tủ lạnh, chỉ cần xếp xuống sàn nhà chỗ râm mát như gầm giường, gầm chạn… có thể giữ được đến 12 ngày. nếu không có tủ lạnh, rau ăn lá cho vào túi ni lông đục lỗ và để chỗ khô, mát. Các loại thực phẩm như thịt cá tươi muốn để lâu nên bảo quản lạnh từ 0°C - 4°C. giò chả nếu nguyên cây phải bảo quản ở 0°C - 7°C, dùng được 7 - 10 ngày.