“Cuộc đời sống động như một trò chơi.”
- Plato
Kiểm soát Stress
Căng thẳng thần kinh là ké sát nhân thầm lặng. Con người sống ở khắp nơi trên thế giới không ai là không phải đối mặt với chúng. Ai cũng mong muốn có một cuộc sống thanh thản, nhẹ nhàng, nhưng sự thật thì đã có mấy ai đạt được điều đó. Chúng ta không thoát được chúng bởi vì chúng tồn tại cùng với suy nghĩ của chúng ta trong tất cả các mặt của đời sống. Nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta chấp nhận để “kẻ sát nhân thầm lặng” này chi phối đời sống tinh thần của mình, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được stress. Đó là sự thật!
Nhưng cũng như nhiều vấn đề khác, kiểm soát sự căng thẳng như thế nào thì còn tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân. Sau đây tôi xin nêu ra cách thức của tôi để các bạn tham khảo.
Cách kiểm soát căng thẳng tốt nhất theo tôi là luyện tập thể dục thể thao. Bởi vì một tinh thần minh mẫn chỉ tồn tại trong một cơ thể tràn đầy sinh lực. Khi bạn vận động, máu sẽ lưu thông tốt hơn và lượng oxy chúng ta nhận được vào cơ thể cũng nhiều hơn, giúp hệ thống hô hấp cũng như hệ thống tuần hoàn hoạt động nhịp nhành. Lúc này, những tác nhân hoá học gây căng thẳng cũng sẽ dần bị đẩy lui.
Cuộc sống và công việc vốn tất bật, làm cách nào để có thể duy trì chế độ luyện tập thường xuyên? Tôi có hai giải pháp. Thứ nhất, tham gia một câu lạc bộ thể dục thể thao. Đó là cách để chúng ta bước vào một môi trường có thể thúc đẩy mình cùng luyện tập với mọi người. Thứ hai, tôi tự thực hành những bài tập tay không khi có thời gian đến phòng tập.
Bên cạnh đó, để kiểm soát căng thẳng, tôi vẫn dành cho mình những khoảng thời gian riêng tư, không điện thoại, không email, chỉ một mình thư giãn và tận hưởng cảm giác hoà mình vào thiên nhiên.
Có rất nhiều cách để bạn có thể thử nghiệm, nhưng điều quan trọng ở đây là bạn cần lên lịch trình rõ ràng cho việc thư giãn chứ không phải đợi đến khi thực sự có nhiều thời
gian. Nếu bạn là người bận rộn, hay tham công tiếc việc, thì bạn lại càng cần phải học cách thư giãn. Do đó, chẳng phải là nghịch lý khi có ý kiến cho rằng: “Cũng như trẻ con, người lớn cũng phải được chơi. Đó là quá trình giúp người lớn hoàn thiện!”.