RNM Cần Giờ với độ che phủ cao chính là “lá phổi xanh” của TP. Đây có thể coi là vùng xử lý khí độc, góp phần làm bầu không khí trong lành, điều tiết nhiệt độ, độ ẩm, ngăn cản gió bão... Với một TP trên 8 triệu người cùng với hàng chục đô thị, khu công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, hàng ngàn cơ sở sản xuất, hàng triệu xe có động cơ mà không có rừng này chắc chắn sức khỏe của người dân sẽ bị ảnh hưởng xấu.
RNM có thể coi là một ‘cỗ máy” hiện đại chuyên xử lý nước thải và các tác nhân ô nhiễm từ đất liền. Không chỉ có thế, các bãi bồi vùng RNM còn có tác dụng ngăn sóng, cản trở xói mòn bờ biển, và phân hủy theo cơ chế sinh hóa các tác nhân ô nhiễm từ TP, các khu công nghiệp do sông thải ra. Nếu bê tông hóa các bãi bồi này phần lớn chất ô nhiễm sẽ được chuyển ra vịnh Gành Rái gây ô nhiễm biển, gây suy giảm nghề thủy sản và du lịch cho Cần Giờ, Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An,... Nhiều nghiên cứu cho thấy muốn làm sạch các kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tham Lương,... và xử lý nước thải sinh hoạt khu vực TP Hồ Chí Minh phải cần đến 300-500 triệu USD để xây dựng các công trình. Như vậy giá trị vùng sinh thái ngập mặn Cần Giờ trong việc xử lý chất thải, cũng có thể tính đến nhiều trăm triệu USD. Điều này ít nhà qui hoạch, nhà kinh tế tính tới.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận
32 bảo tồn ĐDSH.:
- Công cụ pháp luật giúp ngăn chặn hành vi buôn bán và tiêu thụ trái phép động thực vật hoang dã ngày càng hoàn thiện hơn.
- Các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và trình độ nguồn nhân lực cũng đã được quan tâm và có nhiều chương trình thiết thực.
Tuy nhiên, tính hiệu quả của các công tác trên chưa cao. Các loài, hệ sinh thái của Tp hàng ngày vẫn đang phải đối mặt với nhiều sức ép như khai thác bừa bãi, ô nhiễm gia tăng và không gian sống bị thu hẹp, trong khi khung luật pháp, quy định thì rối ren, chồng chéo và nhiều khi còn gây khó khăn cho nhau...
4.2Kiến nghị
_Sự yếu kém trong công tác bảo tồn ĐDSH ở RNM Cần Giờ Tp.HCM là hậu quả của sự đầu tư thiếu đồng bộ, chưa thực thi được một chiến lược hành động cụ thể, chưa có được cái nhìn tổng quan và thiếu một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ về ĐDSH ở RNM Cần Giờ Tp.HCM. Vì vậy, cần thiết phải gấp rút tiến hành một đánh giá đầy đủ ĐDSH về nguồn gen, loài, các hệ sinh thái ở RNM Cần Giờ Tp.HCM, tạo cơ sở khoa học cho những bước tiếp theo.
_Tuyên truyền, giáo dục vai trò và ý nghĩa của RNM Cần Giờ đến cộng đồng dân cư tại địa phương như:
o Phát tờ rơi, báo tường, bảng tin
o Phát thanh mỗi buổi sáng bằng loa tại uỷ ban, khu phố, bằng loa các đoàn xe đi tuyên truyền
o Tổ chức các buổi Meeting, giao lưu giữa người dân với các chuyên gia về môi trường.
o Quyền lợi của người dân trong việc bảo vệ RNM Cần Giờ, về kinh tế và về môi trường sống.
o Xây dựng một chương trình truyền hình giới thiệu vai trò, ý nghĩa, tài nguyên sinh thái RNM Cần Giờ, cho cộng đồng trong và ngoài nước. _Giảm thiểu và tránh tối đa các tác động của hoạt động phát triển đô thị hóa.
33
__Phục hồi các khu vực tự nhiên bị tổn hại
_Nạo vét kênh rạch và xây bờ kè làm giảm ô nhiễm môi trường.
_Xây dựng hệ thống xử lý chất thải ở các nhà máy để làm giảm ô nhiễm ở kênh rạch và sông hồ.
_Trồng thêm cây xanh ở khu đô thị.
_ Ngăn chặn việc đánh bắt cá theo kiểu tận diệt (dùng lưới mắc nhỏ và đánh bắt vào mùa sinh sản), bảo vệ và nuôi trồng động thực quý hiếm để bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn TP.HCM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. UBND huyện Cần Giờ
http://www.cangio.hochiminhcity.gov.vn/gioithieu/lists/posts/post.aspx?S ource=/gioithieu&Category=%C4%90%E1%BB%8Ba+l%C3%BD&Ite mID=28&Mode=1
34 2. Vermeulen và Izabella, (2002), đánh giá giá trị tài nguyên ĐDSH bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và giá trị không sử dụng, giá trị địa phương và toàn cầu.
3. Mishra, (1968); Rastogi,(1999) và Sharma, (2003) phương pháp ô tiêu chuẩn(trích dẫn bởi Lê Quốc Huy, 2005).
4. Macintosh và Ashton (2002) “Tổng quan về quản lý và bảo tồn ĐDSH RNM” đã trình bày những thông tin chung về ĐDSH và bảo tồn RNM. 5. . Kathiresan và Qasim (2005) đã cho xuất bản cuốn sách tổng quát các
vấn đề về “ĐDSH hệ sinh thái RNM” ở Ấn Độ. Cuốn sách giới thiệu chung về ĐDSH, tầm quan trọng của bảo tồn ĐDSH, hệ sinh thái RNM ven biển.
6. Clarke và Warwick (2001) về “Phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích thống kê để xác định những thay đổi về quần xã ven biển” gồm 17 chương trình bày cơ sở khoa học, lý luận hình thành phương pháp và phân tích tính ĐDSH bằng phần mềm PRIMER (Plymouth Routines In Multivariate Ecological Research). Công thức, ý nghĩa của các chỉ số đa dạng được trình bày và giải thích trên cơ sở khoa học của việc xử lý định lượng ĐDSH
7. Phan Nguyên Hồng (2004) trong cuốn “Hệ sinh thái RNM vùng ven biển đồng bằng sông Hồng” đã trình bày một số nghiên cứu về RNM với các lĩnh vực ĐDSH, sinh thái học, kinh tế xã hội, quản lý, tuyên truyền giáo dục vùng ven biển đồng bằng sông Hồng.
8. Lê Văn Khôi, Viên Ngọc Nam và Lê Đức Tuấn (2006) với công trình về khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái RNM Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh 1978 – 2000 đã trình bày quá trình khôi phục và phát triển hệ sinh thái RNM Cần Giờ từ 1978 – 2000. Đây là cơ sở cho nghiên cứu về ĐDSH và bảo tồn ĐDSH được thực hiện.
35 9. Viên Ngọc Nam và Nguyễn Sơn Thụy (1993) chương trình điều tra cơ bản tổng hợp có định hướng hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ TP Hồ Chí Minh.
10.Viên Ngọc Nam (2005) Bài giảng cao học về “ĐDSH và bảo tồn nguồn gen lâm nghiệp”.
11.Bùi Lai và cộng sự. (1996), (MAB Vietnam, 1998. Proposed Biosphere Reserve of Can Gio Mangroves. Hồ CHÍ MINH City)
12.UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Tài Nguyên và Môi Trường Trường, TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆP TP.HCM, VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QLMT (2008), bảo tồn ĐDSH RNM CẦN GIỜ VÀ TP HỒ CHÍ MINH.
13.Đặng Thành Sơn (2008), nghiên cứu ĐDSH thực vật thân gỗ tại rừng phòng hộ Cần giờ TP Hồ Chí Minh.