Cần đối xử công bằng

Một phần của tài liệu f__1497879687 (Trang 144 - 160)

III. Con mắt thứ ba

5. Cần đối xử công bằng

Nhà kia có hai đứa con: một đứa thì được cha mẹ chăm sóc tối đa: cho ăn cho mặc, cho tiêu xài, được cung cấp đủ thứ… Cha mẹ không từ chối nó bất cứ điều gì nó muốn, thậm chí nó đòi hỏi những điều trái luân thường đạo lý thì cha mẹ cũng nuông chiều.

Còn đứa con thứ hai thì không được cha mẹ đoái hoài: không cho ăn, không cho mặc, không cho thuốc men, không

cho bất cứ gì nó cần, không đếm xỉa gì đến nó.

Làm cha mẹ mà cư xử như thế có công bằng không? Có đáng bị lên án không?

Bản thân tôi cũng có hai đứa con: một đứa là Linh Hồn và đứa kia là Thân Xác. Bao nhiêu năm qua tôi quá chú trọng thân xác mà quên mất linh hồn. Châm ngôn sống của tôi là: tất cả cho thân xác này, tất cả cho cuộc sống đời này.

24 giờ của một ngày, tôi đều dành trọn cho thân xác.

168 giờ của một tuần, tôi cũng đều dành trọn cho thân xác.

720 giờ của một tháng cũng đều dành trọn cho thân xác.

Và cứ thế, từ ngày này trải qua ngày khác, hết tháng này đến tháng kia, tôi chỉ biết chăm lo cho thân xác mà thôi.

Còn linh hồn thì bị bỏ rơi, không được đoái hoài. Suốt 24 giờ của mỗi ngày, 168 giờ của mỗi tuần, 720 giờ của một tháng… tôi chẳng dành cho linh hồn một phút nào. Tôi dồn hết thời giờ, tiền bạc, công sức, tài năng, trí tuệ, nghị lực của tôi cho thân xác, y như nhà đầu tư dốc hết 100% vốn liếng của mình vào một dự án kinh doanh quan trọng.

Thế rồi mai đây thân xác tôi sẽ ra sao? Tôi sẽ thu hoạch được gì?

Sớm muộn gì tôi cũng phải nằm xuống, nhắm mắt xuôi tay.

Thế là cuối cùng, thân xác tôi chỉ còn là một nắm tro bụi li ti.

Không lẽ hôm nay tôi đầu tư hết tất cả thời gian, công sức, trí tuệ, tài năng, nghị lực, tiền bạc của mình cho thân xác này để rồi cuối cùng chỉ thu hoạch được một nắm tro!

Không lẽ tôi đầu tư 100% vốn liếng của mình cho thân xác và cho cuộc sống tạm bợ đời này, để rồi cuối cùng chỉ thu hoạch được một bộ xương khô!

Nói như thế không phải để bi quan chán sống, nhưng để tìm cách sống sao cho kiếp người có một kết cục tươi sáng, ý nghĩa hơn.

Biết như thế để từ nay, ta không dại gì đầu tư tất cả cho thân xác, nhưng còn biết chăm lo xây dựng đời sống thiêng liêng, quyết tâm vun đắp đời sống tâm linh để cho hồn thiêng của mình mãi mãi trường tồn trong

vinh quang Thiên quốc. Phải công bằng với “hai đứa con”

Cùng ngẫm nghĩ:

1. Những hình ảnh nào minh hoạ cho thấy mai đây ta sẽ được biến đổi?

2. Hình ảnh nước thay hình đổi dạng, từ thể rắn chuyển sang thể lỏng và khi gặp nhiệt độ cao thì bốc lên thành hơi… gợi cho ta ý tưởng gì?

3. Nếu hôm nay, ta dồn hết thời giờ, tiền bạc, công sức, tài năng, trí tuệ, nghị lực… cho thân xác mình, rốt cuộc ta sẽ thu hoạch được gì?

Biết thế thì ta phải công bằng với linh hồn ta. Thân xác này nay còn mai mất thì ta chăm sóc vừa đủ, còn linh hồn ta sống mãi muôn đời thì phải được chăm lo chu đáo hơn.

ĐẠO HIẾU

Đạo Thánh Chúa có mười điều răn, tức mười điều luật trọng yếu mà những người con cái Chúa phải ân cần tuân giữ. Sau ba điều răn đầu tiên hướng tới việc kính thờ Thiên Chúa, thì điều răn thứ tư hướng tới việc thờ cha kính mẹ.

Thánh Phaolô trong thư Êphêsô viết: “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là

12

điều phải đạo” (Eph 6, 1). Ngài còn nhắc lại một lần nữa: “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa” (Cl 3, 20).

Trong Tin Mừng Matthêu, Chúa Giêsu nhắc lại điều này. Ngài nói: “Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử” (Mt 15,4).

Để bày tỏ lòng hiếu kính với Ông bà Tổ tiên, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có hướng dẫn như sau (trích nguyên văn):

Quyết nghị về Lễ nghi tôn kính Ông bà Tổ tiên

Chúng tôi, các Giám mục chủ tọa Khóa Hội thảo VII về Truyền Bá Phúc Âm toàn quốc, tại Nha Trang ngày 12 đến 14 tháng 11 năm 1974, đồng chấp thuận cho phổ biến việc thi hành trong toàn quốc, những quyết nghị của Ủy Ban Giám mục về Truyền Bá Phúc Âm ngày 14 tháng 6

năm 1965, về các lễ nghi tôn kính Ông bà Tổ tiên, như sau:

“Để đồng bào lương dân dễ dàng chấp nhận Tin Mừng, Hội nghị nhận định: Những cử chỉ thái độ, lễ nghi (sau này) có tính cách thế tục lịch sự xã giao để tỏ lòng hiếu thảo, tôn kính và tưởng niệm các Tổ tiên và các bậc anh hùng liệt sĩ, nên được thi hành và tham dự cách chủ động” (Thông cáo Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 14.06.1974).

1. Bàn thờ gia tiên để kính nhớ Ông bà Tổ tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình, miễn là trên bàn thờ không bày biện điều gì mê tín dị đoan, như hồn bạch(8).

8 Theo tác giả Sơn Nam, thiết lập Hồn Bạch là:

“Dùng một giải lụa đặt trên ngực người đang hấp hối, khi tắt thở thì tưởng như hơi thở (sức sống) của người quá cố gom vào miếng lụa. Bèn thắt miếng lụa nọ như hình con người, đại khái có phần đầu, 2 tay, đầu giải lụa để lòng thòng như 2 chân, sau khi tẩm liệm thì đặt lên bàn thờ, hoặc treo gần bàn thờ.” (SƠN NAM, “Thuần phong mỹ tục VN, Quan Hôn Tang Tế”, nxb Đồng Tháp, HCM 1994, trang 61.)

2. Việc đốt nhang hương, đèn nến trên bàn thờ gia tiên và vái lạy trước bàn thờ, giường thờ Tổ tiên, là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính, được phép làm.

3. Ngày giỗ cũng là ngày “kỵ nhật” được “cúng giỗ” trong gia đình theo phong tục địa phương miễn là loại bỏ những gì là dị đoan mê tín, như đốt vàng mã, và giảm thiểu cùng thay đổi những lễ vật biểu dương đúng ý nghĩa thành

kính biết ơn Ông Bà, như dâng hoa trái, hương đèn.

4. Trong hôn lễ, dâu rể được làm “Lễ Tổ, Lễ Gia Tiên” trước bàn thờ, giường thờ Tổ tiên, vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, hiếu kính trình diện với Ông Bà.

5. Trong tang lễ được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong tục địa phương để tỏ lòng cung kính người đã khuất cũng như Giáo Hội cho đốt nến, xông hương nghiêng mình trước thi hài người quá cố.

6. Được tham dự nghi lễ tôn kính các vị thành hoàng quen gọi là phúc thần tại đình làng, để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị mà theo lịch sử đã có công với dân tộc hoặc là ân nhân của dân làng, chứ không phải là mê tín như đối với các “yêu thần, tà thần”.

Nha Trang, ngày 14 tháng 11 năm 1974 (Các Giám Mục tham dự

Hội Nghị đồng ký tên)

Như vậy, thực hành Đạo Hiếu hay Đạo Ông Bà là một bổn phận quan trọng mà các tín hữu Công giáo phải tích cực thi hành. Người Công giáo nào lơ là, xao lãng việc thực hành Đạo Hiếu là một lỗi phạm nặng không chỉ đối với ông bà cha mẹ mà còn đối với cả Thiên Chúa nữa.

Cùng ngẫm nghĩ:

1. Người theo Đạo Chúa có được quên lãng ông bà cha mẹ và bổn phận làm con không?

2. Người Công giáo có được phép lập bàn thờ Tổ tiên, vái lạy trước bàn thờ Tổ tiên, có được cúng giỗ Tổ tiên trong gia đình, có được vái lạy thi hài người quá cố theo phong tục địa phương không?

LỜI TẠM BIỆT

Bạn thân mến,

Cám ơn bạn đã cùng tôi đi đến cuối chặng đường khám phá một Nguồn Vui.

Hy vọng đến đây, bạn đã cảm nhận được niềm vui vì bạn có một người Cha rất tuyệt vời là Thiên Chúa. Ngài là Đấng dựng nên vũ trụ càn khôn đồng thời cũng là Cha đã sinh ra, đã chăm sóc bạn và yêu thương bạn như đứa con đáng quý nhất đời. Tương quan giữa bạn và Đấng Tạo Hóa là tương quan thân mật gần gũi giữa cha và con.

Đồng thời, bạn đã nhận biết Đức Giêsu là Thiên Chúa làm người, trở nên Anh Cả

của loài người, hiến thân chịu chết thay cho nhân loại để muôn người được cứu sống.

Hy vọng đến đây, bạn hân hoan nhận thấy rằng mọi người khắp nơi, thuộc mọi chủng tộc, mọi quốc gia là anh chị em rất thân yêu của mình, vì tất cả chúng ta có chung một người Cha và người Cha này yêu thương quý mến từng người con, bất kể họ thuộc thành phần xã hội nào.

Hy vọng đến đây, bạn cũng đã khám phá ra mục tiêu chính yếu của Chúa Giêsu khi đến trần gian là xây dựng thế giới thành một gia đình huynh đệ, hòa bình và hạnh phúc dựa trên cơ sở mọi người khắp nơi đều là anh chị em một nhà, nên phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Nguồn vui mà bạn cảm nhận được hôm nay chỉ như một ly nước nhỏ cho người đang khát; thế nên bạn cần phải tiếp tục hành trình để khám phá thêm những niềm vui mới. Tôi hy vọng còn nhiều niềm vui hơn nữa sẽ đến với bạn, vì Lời Chúa như kho tàng không vơi cạn, như mạch nước mát trong đem lại cho bạn nhiều niềm vui liên lỉ trong cuộc đời.

Cầu chúc bạn an vui hạnh phúc trong suốt cuộc đời.

Ngoài ra, nếu bạn có điều gì thắc mắc, xây dựng hay góp ý… xin vui lòng liên hệ với tác giả qua địa chỉ email dưới đây.

Chân thành cám ơn bạn! Linh mục Inhaxiô Trần Ngà Phone: 0918 588 408 Email: trannga02@gmail.com Lời tạm biệt 157

Lời giới thiệu ...4

Lời ngỏ ...7

Chương 1: Có một Thiên Chúa tạo dựng trời đất muôn vật ... 9

I. Ai là chủ của vũ trụ này? ... 9

II. Thiên chúa là đấng tạo dựng vũ trụ càn khôn ...14

Chương 2: Thiên Chúa là Cha yêu thương đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta ... 23

I. Thiên Chúa là cha thật của chúng ta ...23

II. Thiên Chúa nuôi dưỡng chúng ta ...27

III. Mang ơn Cha trên trời ...32

Chương 3: Nhận biết ân huệ Chúa ban ... 35

Nhận ra hồng ân Thiên Chúa ...36

Chương 4: Tương quan giữa Thiên Chúa và con người ... 43

Tương quan Cha - con ...50

Chương 5: Giáo huấn căn bản của Chúa Giêsu:

Yêu thương và phục vụ ... 59

I. Quy luật yêu thương ...61

II. Yêu thương phục vụ là con đường dẫn tới hạnh phúc thiên đàng ...63

III. Yêu thương và phục vụ mang lại hạnh phúc bền vững cho gia đình ...69

IV. Giới răn yêu thương là nền tảng cho đời sống an hòa. ...76

Chương 6: Mục tiêu của đạo Thánh Chúa .... 79

I. Giúp mọi người nhận ra người khác là anh chị em con cùng một Cha ...80

II. Cổ vũ tinh thần yêu thương và phục vụ ...86

Chương 7: Có thật Đức Giêsu là con Thiên Chúa đã xuống thế làm người không? ... 93

I. Đức Giêsu thật sự đã sống trên mặt đất này ...93

II. Đức Giêsu đã chịu chết và đã phục sinh ...96

Kết luận ... 103

Chương 8: Nhận biết Chúa Giêsu là đấng cứu độ ... 105

I. Ai có tội thì người đó phải chết ... 105

II. Giải pháp chết thay ... 107

ban sự sống ... 115

I. Chúa Thánh Thần được ví như mạch nước tuôn trào sự sống ... 116

II. Chúa Thánh Thần là hơi thở đem lại sự sống ... 119

Chương 10: Cần có con mắt thứ ba ... 125

I. Hữu hình và vô hình ... 125

II. Đừng vội tin vào đôi mắt trần... 131

III. Con mắt thứ ba ... 133

Chương 11: Có cuộc sống đời sau ... 135

1. Chết không phải là chấm dứt nhưng là chuyển sang một cuộc sống mới ... 137

2. Chết là biến đổi chứ không tiêu tan ... 139

3. Kinh nghiệm cận tử ... 141

4. Minh chứng bằng kinh thánh: ... 142

5. Cần đối xử công bằng ... 144

Chương 12: Đạo hiếu ... 149

Một phần của tài liệu f__1497879687 (Trang 144 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)