- Khi đã qua, đừng nhắc lại và trách móc hận thù Bỏ quên đi, không nhắc lại bao giờ và nói: Alleluia!
5. Phục vụ người nghèo
Chúa Giêsu đã nói: "Thánh thần Chúa ngự trên tôi, sai tôi rao giảng Tin mừng cho người nghèo khổ".
Đức Mẹ đãđến với ông bà ta, những người nghèo khổ nhất, không nhà cửa, không của cải, chạy vào La-vang:
"Những người nghèo khổ tật nguyền
Cầu liền đặng đã, xin liền đặng vui".
Mẹ Maria đã hiện ra để an ủi những người gặp cơn thử thách, khốn đốn, tị nạn tại La- vang cách đây 200 năm, như M ẹ đã từng xin Chúa Giêsu, con Mẹ giúp cho gia đình mở tiệc cưới Cana đang thiếu rượu. Mẹ đã tiếp đón những mục đồng nghèo khổ đến lạy Chúa mới sinh ra tại Bê-lem. Mẹ vừa hay tin chị họ là bà Elisabeth vào tuổi già, đang gặp buổi khó khăn vì vừa có thai, liền cấp tốc l ên đường giúp đỡ...
Chúa Giêsu, con Mẹ đã tìmđến những người bệnh tật, khổ đau đ ể chữa lành, an ủi; đã sát cánh với những người có cuộc sống tinh thần nghèo khổ, những người bị xã hội lên án để cứu vớt, bênh vực, và giúp thoát cảnh nghèo đói.
Mẹ La-vang là Mẹ của những người túng thiếu, tật nguyền, l à người Mẹ dẫn đàn con Kitô hữu Việt Nam đại độ thực thi li ên đới, phục vụ người nghèo.
Nguy cơ lớn, nếu Giáo hội đứng về phía quyền thế, giàu sang - xa rời người nghèo khổ bị áp bức.
Chúa là gia nghiệp, chưa đủ cho con sao?
-"Nghèo nơi con ở, nghèo trong áo con mặc, nghèo trong đồ con ăn, nghèo trong đồ con dùng, nghèo trong việc con làm" (Cha Chevrier).
Vì không phải của con, chính là của Chúa trao cho con sử dụng, của ng ười nghèo.
- Thanh bần ghen ghét, thanh bần chỉ trích, thanh bần uất hận, không phải là thanh bần Phúc âm.
- "Hội thánh của người nghèo" không phải để làm cho dân chúng nghèo mãi, nhưng với nổ lực thăng tiến cuộc đời của dân chúng về mọi ph ương diện.
- Khó nghèo không phải là không có của; đó là khốn khổ, thiếu thốn.
Khó nghèo trước tiên là tập dùng của cho đúng. Một cốc Cà phê, một cốc bia! Nhưng cũng là một cốc mồ hôi, một cốc n ước mắt, một cốc máu đổi lấy nó. Một khói thuốc, nh ưng cũng là một hơi thở hổn hển của người lao động vô danh.
(Đường Hy vọng,trích chương 17- Thanh bần)