P. Hành chính
2.1.3.3. Đặc điểm về lao động của Công ty.
Lao động là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nhận biết được tầm quan trọng của đội ngũ lao
động trong phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Công ty luôn chúý bố trí sắp xếp lao động để có hiệu quả kinh doanh là cao nhất. Thực tế Công ty có khoảng hơn 260 lao động nhưng lao động được hưởng bảo hiểm chỉ có 120 người (chốt lại cuối quý II năm 2007) do đặc thù về sản xuất kinh doanh (Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại) vì vậy họ thuê lao động thời vụđể giảm các chi phí và tăng hiệu quả cạnh tranh. Hiện nay lao động của Công ty được chia thành hai loại lao động chủ yếu là lao động gián tiếp và công nhân trực tiếp.
* Lao động gián tiếp bao gồm những người làm công tác lãnh đạo quản lý, công tác khoa học kỹ thuật, công tác chuyên môn, công tác nghiệp vụ và công tác hành chính.
Bảng 2: Thống kê chất lượng lao động gián tiếp của Công ty (Đến 31/12/2007). Chức danh, nghề nghiệp Tổng CBCNV Trong đó Trình độ Nữ Trên ĐH ĐH CĐ TC Tổng số CBCNV 80 19 2 51 12 15
A> Lao động quản lý 19 1 1 14 3 1
B> CB làm công tác KHKT 30 2 1 19 6 4 C> CB làm công tác chuyên môn 8 1 2 5 1 D> CB làm công tác nghiệp vụ 16 5 11 1 4 E> CB làm công tác hành chính 7 2 1 1 5
(Nguồn trích dẫn: Phòng Tổ chức – Lao động - Tiền lương)
Qua bảng 2 ta thấy lao động gián tiếp của Công ty có trình độĐại học chiếm tỷ lệ cao (chiếm 63,75% tổng số lao động gián tiếp của Công ty), nhưng bên cạnh đó lao động có trình độ trung cấp cũng còn nhiều (15 người, chiếm khoảng 18,75% tổng lao động gián tiếp) và trình độ cán bộ trên đại học còn rất ít, chỉ có 3 người.
Mặt khác qua bảng 2 ta thấy cơ cấu lao động gián tiếp của Công ty vẫn chưa được hợp lý: là Công ty CP Thế Giới Số vì vậy lượng lao động là cán bộ khoa học kỹ thuật phải chiếm tỷ lệ cao nhưng ở Công ty chỉ chiếm khoảng 37,5% tổng lao động gián tiếp. Cơ cấu này cũng làm ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả sử dụng lao động của Công ty, Công ty nên có biện pháp đểđiều chỉnh sao cho phù hợp.
* Lao động trực tiếp sản xuất bao gồm công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông và lao động thời vụ.
Bảng 3: Thống kê chất lượng lao động trực tiếp của Công ty (Đến 31/12/2007). Chức danh, nghề nghiệp Tổng CBNV Trong đó Trình độ Nữ Trên ĐH ĐH CĐ TC Tổng số CBNV 180 44 1 59 90 30
A> Công nhân kỹ thuật 18 2 1 13 3 1
B> Lao động phổ thông 35 10 15 12 8
C> Lao động thời vụ 45 5 2 28 15
D> Nhân viên các phòng 82 27 29 47 6
Do đặc điểm về lĩnh vực sản xuất nên lượng lao động nữ của Công ty chiếm tỷ lệ (khoảng 24,4%) đây là yếu tố thuận lợi đối với Công ty, Công ty không phải lo nhiều các chính sách chếđộđối với phụ nữ như chếđộ thai sản, con ốm….
Tất cả lao động của Công ty đều đãđược qua đào tạo, với bậc thợ trung bình là bậc 3/7. Bên cạnh đó lao động bậc 1/7 cũng vẫn còn 4 người nhưng lao động bậc 7/7 thì chưa có. Công ty cóđội ngũ lao động trực tiếp tương đối trẻ do đó trình độ và kinh nghiệm cũng còn những hạn chế nhất định. Số lao động thời vụ của Công ty chiếm tỷ lệ cao, bằng 25% so với lao động trực tiếp; nguyên nhân do thực hiện chếđộ hạch toán độc lập nên Công ty tìm mọi cách để tối thiểu hoá chi phí vì vậy Công ty ký các hợp đồng thời vụđể giảm các chi phí về chếđộ chính sách như bảo hiểm, các chếđộ lễ, tết,….
Do thay đổi cơ cấu tổ chức trong Công ty nên lao động của Công ty cũng có nhiều biến động, đặc biệt đối với lao động gián tiếp. Năm 2007 khi chuyển sang Công ty Cổ phần, Công ty đã cải cách lại toàn bộ lực lượng lao động, Công ty đã thực hiện giảm biên chế cho 27 người, chủ yếu là những
người giảm khả năng lao động, đây là cố gắng rất lớn nhằm phát triển Công ty. Do đó khi họ về giảm biên chếđã giảm được quỹ lương trong Công ty.
Qua thực tế trên, số lao động gián tiếp của Công ty còn chiếm tỷ lệ cao, ảnh hưởng rất lớn đến quỹ lương của Công ty. Công ty phải chi quỹ lương tương đối lớn cho lao động quản lý làm cho đơn giá tiền lương cho khối lao động trực tiếp giảm đi, tiền lương của người lao động trực tiếp thấp vì thế không khuyến khích họ làm việc.