Phân loại Diode

Một phần của tài liệu GIAO TRINH KT DIEN-DIEN TU-2018 (Trang 97 - 98)

CHƢƠNG III : LINH KIỆN BÁN DẪN

b. Đặc tuyến Vôn-ampe của diode

3.1.3. Phân loại Diode

Diode chỉnh lƣu

Hình 3.19: Diode chỉnh lưu

Được cấu tạo từ lớp tiếp xúc P-N nên có tính chất chỉnh lưu chỉ cho dòng điện đi một chiều từ P sang N. Có hai thông số quan trọng sau khi sử dụng diode chỉnh lưu:

+ Dòng điện thuận cực đại Imax là dòng điện cho phép xác định dòng chỉnh lưu cực đại.

+ Điện áp ngược tối đa cho phép Ungược max sẽ xác định điện áp chỉnh lưu lớn nhất. Người ta thường chọn Ungược max = 0,8 Udt.

Trong trường hợp chỉnh lưu công suất nhỏ, nhiệt độ thấp (khoảng 750C) người ta dùng Ge và công suất lớn nhiệt độ cao (khoảng 1250C) dùng Si. Do dòng điện chỉnh lưu và điện áp ngược cực đại phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên các diode công suất thường được gắn trên các bộ toả nhiệt.

Diode chỉnh lưu dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Có 2 kiểu chỉnh lưu là chỉnh lưu nửa chu kỳ và chỉnh lưu cả chu kỳ.

+ Chỉnh lưu nửa kỳ:

Ở bán kỳ dương diode được phân cực thuận nên có dòng điện chạy qua tải. Ở bán kỳ âm diode phân cực ngược nên không có dòng điện chạy qua tải.

Kết quả là dòng điện xuất hiện trên tải chỉ còn ở bán kỳ dương nên mạch được gọi là mạch chỉnh lưu nửa kỳ.

+ Chỉnh lưu toàn kỳ dùng hai diode:

Biến thế được dùng trong trường hợp này là biến thế có điểm giữa điện áp ở hai đầu ngược pha so với điểm giữa.

Ở bán kỳ dương D1 dẫn, D2 ngưng dòng IA chạy qua D1 qua R trở về điểm giữa của biến thế.

Ở bán kỳ âm D1 ngưng, D2 dẫn dòng IB chạy qua D2 qua R trở về điểm giữa của biến thế do đó dòng qua tải chính là dòng tổng của hai dòng IA và IB.

+ Chỉnh lưu toàn kỳ dùng bốn diode:

N1:N2 R 50. 0Hz -9/9V D1 D2 Hình 3.20: Mạch chỉnh lưu toàn kỳ A B

Tài liệu giảng dạy môn học Kỹ thuật Điện – Điện tử 95 Ở bán kỳ dương diode D1 và D3 dẫn, và có dòng chạy qua tải về điểm còn lại của biến thế.

Ở bán kỳ âm diode D2 và D4 dẫn, và có dòng chạy qua tải về điểm có điện thế thấp của biến thế.

Diod ổn áp (ZENER)

Hình 3.22: Hình dáng và ký hiệu Diode Zener

a. Cấu tạo

Diode Zener có cấu tạo tương đối đặc biệt ở chỗ nó có nồng độ pha tạp chất rất cao, có vỏ bằng thuỷ tinh trong suốt và kích thước khá nhỏ.

Một phần của tài liệu GIAO TRINH KT DIEN-DIEN TU-2018 (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)