- Tài khoản: 6223 Chi phí nhân công trực tiếp PX Bao Cứng.
15313 22 811 02/01/0623 Trả chi nhánh điện Hà Trung 11211 47 879
03/01/06 30 Trả tiền điện thoại 11211 55 489 200 03/01/06 24 TT cước vận chuyển giấy
Ivory 11111 5 667 000 05/01/06 06 Sản xuất 15232 4 960 552 05/01/06 95 Sữa chữa 15241 5 137 451 ... 31/01/06 365 TT mua hoá chất khử trùng 11111 1 701 277 31/01/06 87 Sản xuất 15281 255 067 31/01/06 91 Vệ sinh 15313 65 208 31/01/06 K/c chi phí SXC sang TK 154 154 1 373 766 365 Tổng cộng: 1 373 766 365 1 373 766 365
Ngày 31 tháng 01 năm 2006 Người lập biểu
Cuối tháng, thực hiện kết chuyển toàn bộ chi phí snả xuất chung đã tập hợp được trong tháng sang TK 154 để thực hiện công tác tính giá thành sản phẩm.
Nợ TK 154 Có TK 627
3.2.4. Kế toán thiệt hại trong sản xuất:
3.2.4.1. Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng:
Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về mầu sắc, kích thước,trọng lượng….Tùy theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm hai loại:
- Sản phẩm hỏng có thể sử chữa được là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế.
- Sản phẩm hỏng không thể sữa chữa được là những sản phẩm về mặt kỹ thụât không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế.
Trong quan hệ với công tác kế hoạch, cả hai loại sản phẩm hỏng nói trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng mà doanh nghịêp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất được coi là hỏng trong định mức. Đây là những sản phẩm hỏng được xem là không tránh khỏi trong quá trình sản xuất nên phần chi phí cho những sản phẩm này được coi là chi phí chính phẩm. Sở dĩ doanh nghiệp chấp nhận một tỷ lệ sản phẩm hỏng bởi vì họ không muốn tốn thêm chi phí để hạn chế hoàn toàn sản phẩm hỏng do việc bỏ thêm chi phí này tốn kém nhiều hơn việc chấp nhận một tỷ lệ tối thiếu về sản phẩm hỏng.
Khác với sản phẩm hỏng trong định mức, sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân chủ
quan ( do lơ là, thiếu trách nhiệm của công nhân) hoặc khách quan( máy hỏng, hỏa họan bất chợt…). Thiệt hại của những sản phẩm này không chấp nhận nên chi phí của chúng không được cộng vào chi phí sản xuất chính phẩm mà được xem là khoản phí tổn thời kỳ, phải trừ vào thu nhập. Vì thế cần phải hạch toàn riêng trên tài khoản 1381( chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức), sau khi trừ đi số phế liệu thu hồi và bồi thường (nếu có) thiệt hại thực về sản phẩm hỏng sẽ được tính vào gía vốn hàng bán hay chi phí khác hoặc trừ vào quỹ dự phòng tài chính….
Kế toán thiêt hại về sản phẩm sai hỏng định mức được tiến hành như sau:
- Phản ánh khoản chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng ngoài định mức: Nợ TK 138 (1381-Chi tiết SPHNĐM)
Có TK liên quan (152,153,334,338,241..) - Phản ánh giá trị sản phẩm không được sửa chữa:
Nợ TK 138 (1381- Chi tiết SPHNĐM)
Có các TK liên quan (154,153,334,241..) - Phản ánh giá trị phế liệu thu hồi và các khoản bồi thường: Nợ các TK liên quan (1388,152)
Có TK 138 (1381- Chi tiết SPHNĐM) - Phản ánh giá trị thiệt hại thực về sản phẩm hỏng ngoài định mức: Nợ TK 632,415..
Có TK 138 (1381- Chi tiết SPHNĐM) 3.2.4.2. Kế toán thiệt hại về ngừng sản xuất.
Trong thời gian ngừng sản xuất vì nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (thiên tai, dịch họa, thiếu nhiên liệu…), các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi
phí bảo dưỡng… những khoản chi phí bỏ ra trong khoản thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán đã theo dõi ở tài khoản 335 – Chi phí phải trả. Trong trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên TK 1381( chi phí thiệt hại về ngừng sản xuất) tương tự như kế toán sản phẩm hỏng ngoài định mức nói trên. Cuối kỳ, sau khi trừ phần thu hồi ( nếu có do bồi thường), giá trị thiệt hại thực tế sẽ được tính vào giá vốn hàng bán, vào chi phí khác hay trừ vào quỹ dự phòng tài chính…
Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất được tiến hành như sau:
- Tập hợp các khoản chi phí chi ra trong thời gian ngừng sản xuất Nợ TK 138 (1381- Chi tiết THNSX)
Có các TK liên quan (334,338,152,241..) - Phản ánh các thiệt hại thực:
Nợ TK 632,415…
Có TK 138(1382- Chi tiết THNSX) - Phản ánh giá trị bồi thường:
Nợ các TK 1388,111…
Có TK 138(1381- Chi tiết THNSX).
3.3. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, kiểm kê đánh gia sản phẩm dở dang. sản phẩm dở dang.
3.3.1. Tổng hợp chi phí:
Cuối tháng kế toán thực hiện kết chuyển toàn bộ chi phí đã tập hợp được Trong kỳ sang tài khoản 154 để thực hiện công tác tình giá thành sản phẩm. Số liệu cụ thể về tập hợp chi phí toàn Công Ty tháng 01 năm 2006 như sau:
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp từ bên có tài khoản 621 sang bên nợ tài khoản 154.
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp từ bên có tài khoản 622 sang bên nợ tài khoản 154.
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung trực tiếp từ bên có tài khoản 627 sang bên nợ tài khoản 154.
Biểu số 20: