Không làm bài tập 3 (tr 28); bài tập 3, bài tập 4 (tr 29).

Một phần của tài liệu HUONG DAN HOC TUAN 6- K5(1) (Trang 28 - 33)

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.

* Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi- li- mét vuông

- Hãy nêu những đơn vị đo diện tích mà em đã học? - Em hãy quan sát hình vuông có cạnh 1mmn.

- Hãy tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1mm (1mm x 1mm = 1mm2)

- H: Dựa vào các đơn vị đo đã học, em hãy cho biết mi-li-mét vuông là gì? (Mi- li- mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm)

→ Kết luận: Vậy mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.

- Dựa vào cách kí hiệu của các đơn vị đo diện tích đã học, em hãy nêu cách kí hiệu của mi-li- mét vuông.

- Ghi vào bảng con mi-li-mét vuông viết tắt là mm2

mm2 đọc là mi- li- mét vuông

* Mối quan hệ giữa mm2 và cm2:

- Em hãy quan sát tiếp hình minh hoạ, tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm. (1cm x 1cm = 1cm2)

- H: Diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm? (Diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm gấp 100 lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.)

- Vậy 1cm2 bằng bao nhiêu mm2? (1cm2 = 100 mm2) - Vậy 1mm2 bằng bao nhiêu phần của cm2? (1mm2 = 1

100 cm2)

* Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích.

- Nêu thứ tự các đơn vị đo diện tích đã học

H: Những đơn vị đo diện tích nào lớn hơn mét vuông? H: Những đơn vị đo diện tích nào nhỏ hơn mét vuông? - H: 1mét vuông bằng bao nhiêu đề-xi-mét vuông? + 1m2 bằng mấy phần đề-ca-mét vuông?

- Viết vào cột mét: 1m2 = 100dm2 = 1

100 dam2

- Em hãy làm tương tự với các cột khác.

+ Mỗi đơn vị đo diện tích gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền? (Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.)

+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng bao nhiêu đơn vị lớn hơn tiếp liền? (Mỗi đơn vị đo diện tích bằng 1

100 đơn vị lớn hơn tiếp liền)

- Vậy hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn, kém nhau bao nhiêu lần? (Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn kém nhau 100 lần)

- So sánh sự khác nhau giữa hai đơn vị đo diện tích kề nhau và hai đơn vị đo độ dài và khối lượng kề nhau (Hai đơn vị đo độ dài hoặc khối lượng kề nhau hơn kém nhau 10 lần)

*Hoạt động 3: Luyện tập

Bài 1: Em hãy đọc yêu cầu đề bài: Đọc và viết các số đo diện tích. (tr.28 trên)

- Em hãy tự đọc

a) Cho HS đọc theo dãy: 29 mm2 ; 305 mm2; 1200 mm2

b) Em nhờ bố mẹ đọc các số đo diện tích và tự viết vào bảng con: - Một trăm sáu mươi tám mi- li- mét vuông

- Hai nghìn ba trăm mười mi- li- mét vuông

Bài 2: Em hãy đọc yêu cầu của bài. (LÀM VÀO VỞ) (TR.28 trên)

H: Bài tập yêu cầu làm gì? - Làm theo từng cột a, b

- Gợi ý: Dùng bảng đơn vị đo - Mỗi đơn vị đo ứng với hai chữ số

Bài 1: Em hãy đọc yêu cầu đề bài. (LÀM VÀO VỞ) (tr.28 dưới)

a) Viết các số đo dưới dạng số đo bằng mét vuông (theo mẫu) - Hướng dẫn HS làm mẫu 6m2 35dm2

- Đề bài yêu cầu gì?

* Gợi ý: Viết số đo diện tích có hai đơn vị đo thành số đo dưới dạng phân số (hay hỗn số) có đơn vị cho trước

- Em hãy dựa vào bài 1 mẫu, tự làm bài: 8m2 27dm2 ; 16m2 9dm2 ; 26dm2

b) Viết các số đo dưới dạng số đo bằng đề - xi - mét vuông - Em hãy làm bài

4dm2 65cm2 ; 95cm2 102dm2 8cm2

Bài 2: Em hãy đọc kĩ đề bài. (LÀM VÀO VỞ) (tr.28 dưới)

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 3cm2 5mm2 =...mm2 Số thích hợp là

A. 35 B. 305 C. 350 D. 3500

- Em hãy thực hiện đổi đơn vị sau đó chọn đáp án đúng nhé.

Địa lí:

SÔNG NGÒI ( Trang 74)

HƯỚNG DẪN HỌC :

- Đọc bài trong SGK trang 74, 75, 76 - Xem Video hướng dẫn bài

- Tự trả lời các câu hỏi trong bài, kiểm tra với gợi ý câu trả lời.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc

• Nước ta có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ, phân bố khắp cả nước o Miền Bắc: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình …

o Miền Trung: phần lớn là sông nhỏ, ngắn, dốc ví dụ như: sông Cả, sông Mã, sông Đà Rằng. o Miền Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai … CH: Chỉ tên một số con

sông đã được nêu tên ở

trong bài? Vì sao sông ở

miền Trung lại ngắn và

dốc? Trả lời:

Vị trí một số sông trên lược đồ sông ngòi ở Việt Nam là:

Sông ở miền Trung ngắn và dốc vì lãnh thổ miền Trung hẹp, có các dãy núi đâm ngang ra biển.

2. Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa

• Mùa mưa: Nước dâng lên cao, có khi gây lũ lụt • Mùa khô: Nước hạ thấp, lòng sông trơ ra bãi cát • Mùa mưa lũ nước sông đục do chứa nhiều phù sa.

CH: Nước sông lên xuống theo mùa có những ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta?

Trả lời:

Nước sông lên xuống đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.

Vào mùa mưa gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của của nhân dân, nhất là nhân dân vùng ven sông suối.

Vào mùa khô, có thể gây hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuát nông nghiệp, sản xuất thủy điện, giao thông đường thủy gặp khó khăn.

3. Vai trò của sông

• Bồi đắp và mở rộng nhiều đồng bằng

• Cung cấp nước cho đồng ruộng, cho đời sống sinh hoạt của nhân dân • Là nguồn thủy điện, đường giao thông quan trọng.

• Cung cấp nhiều thủy sản…

CH: Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ do những sông nào bồi đắp? Chỉ trên hình 1 vị trí các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Y-a-ly và Trị An?

Trả lời:

Đồng bằng Bắc Bộ do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp phù sa.

Đồng bằng Nam Bộ do hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nam bồi đắp phù sa

Để xác định vị trí các nhà máy thủy điện, các em chỉ cần tìm trên bản đồ kí hiệu của nhà máy thủy điện sau đó tìm tên Hòa Bình, Y – a – ly, Trị An.

BÀI HỌC: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn, chủ yếu là sông

ngắn và nhỏ. Lưu lượng nước các sông ở nước ta thay đổi theo mùa và giàu phù sa. Chính vì thế các đồng bằng ven sông đất đai màu mỡ, là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu HUONG DAN HOC TUAN 6- K5(1) (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)