Xây dựng các con đường vào khu du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai sao cho khang trang, sạch sẽ, tạo điều kiện tốt cho khách đến tham quan.
Đầu tư xây dựng các cầu tàu, chỗ neo đậu cho tàu thuyền đưa khách tham quan theo đường sông.
Xây dựng hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn trang bị hiện đại, tiện nghi ở vùng ven trung tâm khu du lịch sinh thái để thu hút khách trong và ngoài nước.
Xây dựng hệ thống các trạm gác cùng đội ngũ nhân viên trực thường xuyên nhằm cứu hộ kịp thời khi có sự cố thiên nhiên xảy ra bất thường.
Bên trong khu vực của phải hạn chế xây dựng các công trình lớn như : nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, các con đường bê tông, nhựa kiên cố vì như thế sẽ ảnh hưởng rất nặng đến môi trường sinh thái của khu dự trữ sinh quyển.
3.4. VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU
Một thực tế đặt ra không chỉ cho riêng du lịch sinh thái Đồng Nai mà hầu hết các địa điểm du lịch sinh thái trên cả nước ta là vấn đề xây dựng một thương hiệu riêng của mỗi khu du lịch sinh thái. Đây là vấn đề mang tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của các khu du lịch sinh thái.
Việc xây dựng nên một thương hiệu sản phẩm du lịch đặc trưng cho du lịch sinh thái tại Đồng Nai cũng hết sức quan trọng. Ví như: một sản phẩm ẩm thực được chế biến từ chính nguyên vật liệu tại chỗ là thủy hải sản tươi sống như cá dứa, cá thòi lòi, ba khía sẽ có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch đặc biệt là khách nước ngoài. Ở đây cũng có thể sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ chính vật liệu cây . Như vậy, các sản phẩm này sẽ trở thành biểu tượng riêng của du lịch sinh thái Đồng Nai và tạo cho khách du lịch một ấn tượng tốt đẹp về mảnh đất này.
Ngoài ra, cần phải gắn liền hoạt động du lịch sinh thái với du lịch văn hóa vì văn hóa cộng đồng dân cư của vùng tỉnh Đồng Nai hết sức đặc biệt và có nhiều điểm hấp dẩn riêng. Nếu gắn kết được các yếu tố cộng đồng vào du lịch sinh thái thì hiệu quả sẽ cao hơn gấp nhiều lần.
Như vậy, khu dự trữ sinh quyển tỉnh Đồng Nai là một nơi rất lý tưởng để xây dựng và phát triển các loại hình du lịch sinh thái. Tuy nhiên để quá trình đó được bền vững cần tuân thủ các nguyên tắc về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên , yêu cầu phát triển phải phù hợp với yêu cầu bảo tồn hệ sinh thái ngập mặn đặc trưng của vùng.
PHẦN KẾT LUẬN
Tỉnh Đồng Nai với hệ động – thực vật phong phú và đa dạng rất phù hợp với việc phát triển du lịch sinh thái. Có tiềm năng là vậy song du lịch sinh thái Đồng Nai vẫn chưa phát triển tương xứng với những giá trị đặc biệt được thiên nhiên ưu đãi ấy. Khách du lịch đến tỉnh Đồng Nai chủ yếu đi vào cuối tuần với mục đích đổi gió nhiều hơn là bị cuốn hút bởi những giá trị đặc thù nơi đây. Sở dĩ du lịch sinh thái Đồng Nai còn gặp nhiều khó khăn như vậy một phần là do công tác tổ chức, quản lý còn có nhiều yếu kém, đặc biệt là việc quảng bá thương hiệu và hoàn thiện cơ sở vật chất.
Phát triển du lịch Đồng Nai là yếu tố quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống, nâng cao dân trí,…. Để phát triển bền vững và lâu dài các nhà tổ chức, quản lý du lịch Đồng Nai cần chú ý các điểm sau:
Trong các kế hoạch tổ chức, các nhà đầu tư và các nhà quản lý cần phải nắm vững về sinh thái môi trường, đặc biệt là sinh thái môi trường của vùng tỉnh Đồng Nai để bảo vệ yếu tố môi trường đặc thù và nhạy cảm của nơi đây.
Hướng dẫn viên du lịch cần được đào tạo kỹ càng. Bên cạnh việc nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng, mỗi hướng dẫn viên cần được đào tạo một khóa về “Sinh thái phục vụ du lịch” (gọi tắt là Sinh Thái Du Lịch) để tạo cho du khách sự hứng thú cũng như hướng dẫn cách thức tham quan, tìm hiểu sao cho không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Cần tạo điều kiện cho cư dân địa phương tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch sinh thái. Tổ chức các lớp huấn luyện cộng đồng về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị đặc thù của thiên nhiên rừng ngập mặn Đồng Nai . Có như vậy, du lịch sinh thái mới phát huy tối đa ý nghĩa cộng động của nó.
Trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần hết sức chú ý đến tính nhạy cảm của thiên nhiên nơi đây. Tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái ngập mặn đặc biệt này.
Cần xây dựng một thương hiệu riêng mang đậm bản sắc của Đồng Nai . Đồng thời, có kế hoạch quảng bá thương hiệu du lịch sinh thái Đồng Nai đúng cách đến du khách.
Hy vọng du lịch sinh thái Đồng Nai phát triển bền vững với sự chung sức của các nhà quản lý, các nhà đầu tư và những cư dân địa phương. Khu du lịch sinh thái Vàm Sát rồi sẽ trở thành điểm đến không thể thiếu trên hành trình khám phá thiên nhiên của “ những kẻ lang thang” trên khắp thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Du lịch sinh thái” ( ecotourism ) – Lê Huy Bá 2. Đường vào nghề du lịch” –Hồng Vân
3. Địa lý du lịch” – Nguyễn Minh Tuệ