SỰ SIÊU VIỆT CỦA SỨ ĐỒ

Một phần của tài liệu Hoc-vien_-I-va-II-Co-rinh-to (Trang 39 - 43)

Chương 10

Nghe Bài Học: Tân Ước # 53

Mục tiêu: Để hiểu những từng trải của Phao-lô và cách Đức Chúa Trời mặc khải cho và qua các tôi tớ của Ngài.

“Vậy nên, e rằng tôi lên mình kiêu ngạo bởi sự cao trọng cả thể của những sự tỏ ra ấy chăng, thì đã cho một cái giằm xóc vào thịt tôi, tức là quỉ sứ của Sa-tan, để vả tôi, và làm cho tôi đừng kiêu ngạo. Đã ba lần tôi cầu nguyện Chúa cho nó lìa xa tôi. Nhưng Chúa phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối. Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi. Cho nên tôi vì Đấng Christ mà đành chịu trong sự yếu đuối,

nhuốc nhơ, túng ngặt, bắt bớ, khốn khó; vì khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ.” —2 Cô-rinh-tô 12:7-10

Chúng ta không thể hiểu được cuộc sống Phao-lô như thế nào ngoài những kinh nghiệm ông mô tả. Bên cạnh những kinh nghiệm trước khi tin Chúa, ông gặp Chúa Giê-xu trên đường đến thành Đa-mách, học với Chúa Giê-xu trong sa mạc Ả- Rập, được cất lên trời và được ban cho khải thị sâu nhiệm không thể nói thành lời. Kinh nghiệm của Phao-lô trên trời để lại một dấu ấn mãi mãi trong đời sống ông. Từ đó trở đi, cứ như thể ông luôn đặt một chân trên trời và một chân dưới đất. Ông thường nói về khao khát rời khỏi thế gian để được ở với Đấng Christ, xem cuộc sống trên đất ít giá trị hơn sự vinh hiển khi được ở với Đấng Christ trên thiên đàng. Kinh nghiệm này ảnh hưởng đến quan niệm về cuộc sống mà ông chia sẻ cho người khác.

Phao-lô nói với tín hữu Cô-rinh-tô rằng ông có một cái "giằm xóc" trong xác thịt, Satan làm hại và gây phiền phức cho ông. Không ai biết chính xác giằm xóc này là gì, nhưng rõ ràng Đức Chúa Trời cho phép và dùng nó để giữ Phao-lô khiêm nhường và dùng sự yếu đuối của Phao-lô để bày tỏ sức mạnh của Ngài. Đức Chúa Trời muốn chứng minh sự đầy đủ của Ngài trong sự yếu đuối của chúng ta. Đức Chúa Trời sử dụng những hạn chế của chúng ta để bày tỏ cho chúng ta và những người khác cuộc sống trong Ngài không tùy thuộc chúng ta là ai nhưng Ngài là ai và như thế nào. Phục vụ Đức Chúa Trời không phải chúng ta có thể làm gì mà Ngài có thể làm gì qua chúng ta.

1. Đúng hay Sai? Phao-lô khoe về sự mạnh mẽ vì ông tự hào về những ân tứ Chúa ban.

2. Đúng hay Sai? Phao-lô được giao sứ mạng làm sứ đồ cho dân ngoại.

3. Đúng hay Sai? Phao-lô gặp Chúa Giê-xu phục sinh trên đường đến thành Đa-mách và ở Ả- rập.

40

Trừ phi có chú thích khác, Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi

5. Ai ủy thác chức vụ sứ đồ cho Phao-lô? a. Gia-cơ

b. Phi-e-rơ c. Chúa Giê-xu d. Không ai cả.

6. Phao-lô nhận được nhiều sự mặc khải bằng cách nào? a. Bằng cách suy gẫm nhiều giờ mỗi ngày b. Từ kinh nghiệm siêu nhiên với Chúa c. Từ sách được viết bởi Phi-e-rơ và Gia-cơ. d. Bằng cách chối bỏ cái tôi cách quá khích

7. Theo Phao-lô, khi nào chúng ta có thể sống trong chiều kích của thiên đàng? a. Khi chúng ta tự kỷ luật bản thân để trở nên công bình đủ.

b. Khi chúng ta đi hành hương đủ để kiếm ân huệ của Đức Chúa Trời. c. Mãi cho đến khi chúng ta chết

d. Bây giờ, ngay khi chúng ta đang sống trong thế gian.

8. Tại sao Đức Chúa Trời không loại bỏ "giằm xóc trong xác thịt" của Phao-lô? (Chọn tất cả những câu đúng)

a. Vì Phao-lô không đủ đức tin trong khi cầu nguyện b. Vì Phao-lô phạm tội và cần bị kỷ luật

c. Để Phao-lô không trở nên kiêu ngạo vì những mặc khải ông nhận được d. Để bày tỏ sức mạnh của Ngài qua sự yếu đuối của Phao-lô

e. Để giúp Phao-lô sống theo Thánh Linh và không phụ thuộc vào xác thịt

9. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta vũ khí nào để chiến đấu trong chiến trường thuộc linh? a. Chỉ những điều thông thường Ngài cho con người

b. Vũ khí thuộc linh đầy quyền năng như cầu nguyện và đức tin c. Thần chú, phù phép và bùa mê

41 10. Điều nào sau đây mô tả thái độ của sứ đồ Phao-lô đối với tín hữu Cô-rinh-tô?

a. Ông ấy rất tình cảm và luôn mở lòng đối với họ.

b. Ông vẫn tách biệt và không thể hiện bất kỳ cảm xúc nào đối với họ. c. Ông là người logic khắt khe vì đức tin là vấn đề thuộc lý trí.

d. Ông quá khắt khe và từ bỏ tín hữu Cô-rinh-tô. 11. Những kinh nghiệm nào Phao-lô đã quên mất và lìa xa nó?

a. Kinh nghiệm trên đường đến Đa-mách b. Kinh nghiệm ở sa mạc Ả- rập

c. Kinh nghiệm trên thiên đàng d. Không câu nào cả

Những yếu đuối trong đời sống quý vị là gì? Đức Chúa Trời bày tỏ sự mạnh mẽ của Ngài trong sự yếu đuối của quý vị như thế nào? Sự yếu đuối giúp quý vị nhờ cậy vào sức mạnh của Ngài chứ không phải bản thân ra sao?

___________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________

Hãy cảm ơn Đức Chúa Trời đã gặp gỡ và bày tỏ chính Ngài cho chúng ta theo những cách khác nhau và vào những thời điểm khác nhau. Hãy cầu xin Ngài tiếp tục ban cho quý vị những kinh nghiệm cần thiết để trở thành người hầu việc Ngài hiệu quả hơn. Cũng hãy cảm ơn Ngài vì sự yếu đuối của quý vị và sức mạnh của Ngài. Hãy dâng lên Ngài cả sự mạnh mẽ và yếu đuối để Ngài sử dụng bất kể khi nào Ngài chọn bày tỏ chính Ngài trong quý vị.

42 1. Theo 2 Cô-rinh-tô 12:7-10, tại sao Phao-lô bị “giằm xóc” trong xác thịt?

___________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________ 2. Hãy liên hệ và áp dụng câu trả lời mà Phao-lô nhận được, "Ân điển ta đủ cho ngươi rồi,” và “sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối,” (câu 9) khi Đức Chúa Trời cho biết lý do Ngài không loại bỏ giằm xóc cho ông.

___________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________ 3. Biểu hiện về thân thể trong đời sống Phao-lô mỗi ngày là gì khi bị giằm xóc trong xác thịt? (Xem I Cô-rinh-tô 2:1-5; Ga-la-ti 4:13-15)

___________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________ 4. Quý vị áp dụng cá nhân như thế nào khi Phao-lô nhận câu trả lời “không” lần thứ ba từ Đức Chúa Trời, ông không những chấp nhận những giới hạn đó mà còn làm vinh hiển Ngài qua chúng? (Xem 2 Cô-rinh-tô 9: 8; Rô-ma 5: 2)

___________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________ 5. Quý vị liên hệ và áp dụng như thế nào về kinh nghiệm thiên đàng của Phao-lô được nhấn mạnh trong thư gởi cho tín hữu Ê-phê-sô với thành ngữ "ở các nơi trên trời," trong đó ông dạy rằng chúng ta có thể ở trong chiều kích thiên đàng bây giờ, dầu khi vẫn còn ở trong thế gian? (So sánh với Phúc âm Giăng 3:12-13)

___________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________ 6. Quý vị tin Đức Chúa Trời sử dụng sự yếu đuối của quý vị để bày tỏ sức mạnh của Ngài như thế nào?

___________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________ 7. Làm thế nào quý vị có thể áp dụng cá nhân phép ẩn dụ tuyệt vời của Chúa Giê-xu: chúng ta là những nhánh nho được tháp vào Ngài, tức Gốc nho, vì thế chúng ta có thể kết quả nhiều hơn, đôi khi Cha Thiên Thượng tỉa sửa để cải thiện chất lượng và số lượng ra trái của chúng ta?

___________________________________________________________________________ ___________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________

43

Một phần của tài liệu Hoc-vien_-I-va-II-Co-rinh-to (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)