Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây liên quan đến đề tài của luận

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 30 - 34)

luận văn

Athanasoglou, P.P., Brissimis, S N. & Delis, M. D. (2005) với bộ dữ liệu nghiên cứu các ngân hàng thuơng mại tại Hy Lạp trong giai đoạn 1985-2001 và sử dụng mô hình dạng bảng đồng với phuơng pháp uớc luợng GMM cho dữ liệu bảng để nghiên cứu về ảnh huởng của các đặc điểm ngân hàng thuơng mại và các yếu tố kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lời của ngân hàng, kết quả uớc luợng cho thấy các đặc trung của ngân hàng đều có ảnh huởng đến lợi nhuận của ngân hàng ngoại trừ yếu tố quy mô ngân hàng, tăng truởng kinh tế có ảnh huởng tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng thuơng mại.

Alper và Anbar (2011) sử dụng dữ liệu bảng đối với các ngân hàng thuơng mại tại Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2002-2010. Tác giả xem xét cả các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thuơng mại, bằng phuơng pháp xử lý số liệu cho dữ liệu bảng với các mô hình Pooled OLS, Fixed effect và Random effect, hai tác giả này đã tìm ra kết quả nghiên cứu rằng tăng truởng kinh tế, quy mô của ngân hàng, quy mô cho vay và cấu trúc vốn của ngân hàng có tác động cùng chiều đến ROE, rủi ro tín dụng tác động nguợc chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng thuơng mại.

Ahmad Almazari (2014) tập trung nghiên cứu vào các yếu tố bên trong ngân hàng tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thuơng mại, mẫu dữ liệu gồm 9 ngân hàng tại Saudi Arabia và 14 ngân hàng tại Jordan. Tác giả hồi quy sử dụng các

mô hình cho dữ liệu bảng gồm Pooled OLS, FEM, REM, kết quả nghiên cứu chứng minh rằng quy mô ngân hàng và quy mô cho vay có tác động cùng chiều đến ROE, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có tác động nguợc chiều đều khả năng sinh lời của ngân hàng.

Badola, B.S. & Verma, R. (2006) tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong nội tại ngân hàng bao gồm quy mô nguồn vốn huy động, quy mô cho vay, chi phí hoạt động, trích lập dự phòng tín dụng và lợi nhuận ngân hàng tại các ngân hàng tại Ản Độ trong giai đoạn 1991-2004. Hai tác giả này đã chứng minh đuợc có bằng chứng thực nghiệm về tồn tại mối quan hệ giữa các biến đại diện bên trong ngân hàng có mối quan hệ với lợi nhuận ngân hàng và có ý nghĩa thống kê.

Margarida Abreu và Victor Mendes (2001) đã nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng tại các quốc gia Châu Âu. Hai tác giả này sử dụng bộ dữ liệu bảng cân bằng từ nguồn Datastream trong giai đoạn 1986-1999, dữ liệu bao gồm các ngân hàng tại 4 nuớc gồm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Đức. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí hoạt động của ngân hàng, lạm phát tỷ lệ nghịch với lợi nhuận của ngân hàng, còn yếu tố quy mô cho vay tỷ lệ thuận với lợi nhuận của ngân hàng.

Sehrish Gul và cộng sự (2011) phân tích thực nghiệm các yếu tố nội tại ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lời của 15 ngân hàng thuơng mại tại nuớc Parkistan trong giai đoạn 2005-2009. Nhóm tác giả đã cho thấy kết quả nghiên cứu là quy mô ngân hàng, quy mô cho vay, lạm phát và tăng truởng kinh tế tác động duơng đến khả năng sinh lời của ngân hàng, trong khi đó chua có bằng chứng về tác động của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

Trujillo-Ponce và cộng sự (2013) nghiên cứu định luợng về các yếu tố ảnh huởng đến khả năng sinh lời của 89 ngân hàng thuơng mại tại Tây Ban Nha, nhóm tác giả này sử dụng mô hình dạng bảng động và áp dụng phuơng pháp uớc luợng Moment tổng quát (GMM) để hồi quy cho mô hình dạng bảng động. Biến phụ thuộc khả năng

sinh lời của ngân hàng thương mại là biến ROE, các biến độc lập gồm cơ cấu tài chính, rủi ro tín dụng, quy mô tiền gửi, quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến cơ cấu tài chính, quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, lạm phát tác động cùng chiều đến ROE, các biến rủi ro tín dụng, lãi suất tác động ngược chiều đến ROE, biến quy mô tiền gửi không có ý nghĩa thống kê trong kết quả hồi quy.

Nguyễn Văn Sang và Trịnh Quốc Trung (2013) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Hai tác giả này thu thập mẫu số liệu của 39 ngân hàng trong đó có 5 ngân hàng thương mại Nhà nước và 34 ngân hàng thương mại tư nhân trong giai đoạn 2005-2012. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của hai tác giả này cho thấy nợ xấu, vốn chủ sở hữu ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, ngược lại nhân tố quy mô cho vay, quy mô tiền gửi, thị phần ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, các yếu tố khác như loại hình ngân hàng, chi phí trên doanh thu không có ý nghĩa thống kê.

Nguyễn Thị Cành và Hồ Thị Hồng Minh (2015) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2007- 2013. Bộ dữ liệu nghiên cứu gồm 22 ngân hàng thương mại tại Việt Nam, nhóm tác giả sử dụng phương pháp ước lượng GMM để hồi quy cho mô hình dạng bảng động với biến ROE đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng cấu trúc vốn, lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến ROA, trong khi đó chi phí quản lý ảnh hưởng tiêu cực đến ROE, còn các yếu tố quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế chưa có bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tóm tắt chương 2

Chương 2, luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận chung về tác động của các yếu tố vĩ mô và đặc trưng của ngân hàng đến khả năng sinh lời của tại ngân hàng thương mại. Cụ thể:

Trình bày một cách có hệ thống khái niệm khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại, đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại, các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại.

Luận giải các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại bao gồm yếu tố đặc trưng bên trong ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô bên ngoài ngân hàng.

Các nghiên cứu trước đây đã góp phần khẳng định các yếu tố đặc trưng bên trong ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô tác động khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại. Với nhiều nguồn dữ liệu và áp dụng nhiều phương pháp ước lượng khác nhau, kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho thấy một số yếu tố có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến khả năng sinh lời tại ngân hàng thương mại. Luận văn sử dụng dữ liệu dạng bảng với mẫu nghiên cứu bao gồm các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với nhau. Bên cạnh đó, mô hình được xây dựng sao cho đánh giá được tác động của các yếu tố đặc trưng bên trong ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô bên ngoài ngân hàng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại.

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 sẽ trình bày về mô hình nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu sẽ được sử dụng nhằm nghiên cứu tác động của các yếu tố đặc trưng bên trong ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô bên ngoài ngân hàng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận văn đề ra, tác giả thực hiện hồi quy mô hình gồm biến phụ thuộc là khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại và các biến độc lập bao gồm: tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất cho vay, quy mô ngân hàng, tính thanh khoản của ngân hàng, rủi ro tín dụng, quy mô cho vay, cấu trúc vốn.

3.1 Hồi quy với dữ liệu bảng3.1.1 Dữ liệu luận văn

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w