Chaybdea sp (sứa vuông); B Nausithoe punctata (Sứa có rãnh); C Lucernaria sp (sứa có cuống) 1 Lỗ miệng; 2 Tua bờ dù; 3 Dù;

Một phần của tài liệu Động vật học Không xương sống part 2 pot (Trang 30 - 32)

I. Ngành Ruột khoang (Coelenterata) hay Động vật có tế bào gai (Cnidaria)

A. Chaybdea sp (sứa vuông); B Nausithoe punctata (Sứa có rãnh); C Lucernaria sp (sứa có cuống) 1 Lỗ miệng; 2 Tua bờ dù; 3 Dù;

C. Lucernaria sp (sứa có cuống). 1. Lỗ miệng; 2. Tua bờ dù; 3. Dù;

4. Rôpali; 5. Tuyến sinh dục; 6. Thùy bờ dù; 7. Rãnh vòng; 8. Tia rãnh

Sứa có rãnh (Coronata): Dù sứa có rãnh vòng ngăn làm 2 phần: phần đỉnh dù và phần rìa dù. Bờ dù có nhiều thùy, giữa các thùy có xếp các rôpali xen kẽ với tua bờ dù. Một số giống chuyên sống ở biển sâu (Atolla, Periphylla). Chúng có màu nâu hay đỏ. Trong cơ thể có chất luciferin dễ bị ô xy hóa phát ra một thứ ánh sáng lạnh nhưng rất rực rỡ và dùng để thu hút các giáp xác nhỏ đến làm mồi cho chúng. Đại diện có các loài

Nausithoe punctata có dạng scyphistoma tiết bao kitin bọc bên ngoài.

Sứa đĩa (Semaestomae = Discomedusae): Dù sứa hẹp, bờ dù có nhiều tua rất dài, ống vị phóng xạ phân nhánh phức tạp. Đại diện có loài Cyanea capillata có tua dài tới 30m, màu sắc thay đổi có cá và giáp xác sống hội sinh hay ký sinh; loài Pelagia noctiluca

có khả năng phát sáng; loài Aurelia aurita phổ biến ở nhiều vùng biển.

Sứa miệng rễ (Rhizostomida): Không có tua bờ dù, miệng bị gốc tay che lấp, chỉ chừa các lỗ nhỏ. Sứa cỡ lớn, phổ biến ở vùng biển nhiệt đới, một số giống có các loài tảo

Vùng biển Việt Nam phổ biến các loài sứa Miệng rễ, thường xuất hiện vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè, có khi vào đến cửa sông (Doi biển). Một số loài gây ngứa và bỏng nặng cho người đi tắm biển (loài Pilema pulmo và giống Chirosalmus).

Do thiếu bộ xương nên hóa thạch còn lại của Sứa không đáng kể. Vết tích còn lại cho thấy chúng phổ biến ở kỷ Silua.

2.3 Lớp San hô (Anthozoa)

San hô là lớp động vật đặc sắc, sống tập đoàn ở biển tạo nên những cảnh quan huyền ảo của vùng biển nhiệt đới, mặt khác còn làm thay đổi nền đáy đại dương, hình thành các quần đảo san hô kéo dài hàng ngàn cây số. Có khoảng 6.000 loài dạng thủy tức, không xen kẽ thế hệ. So với thủy tức và sứa, san hô có cấu tạo cơ thể có những nét riêng về cơ quan tiêu hoá và bộ xương, cách hình thành các tập đoàn. Phát triển của san hô không qua xen kẽ thế hệ, giai đoạn sứa bị tiêu giảm hoàn toàn.

2.3.1 Đặc điểm cấu tạo và sinh lý

Hình dạng ngoài của San hô có thay đổi sai khác nhau (hình trụ hay hình túi nhưng không có cuống và thân như thủy tức). Quan sát hình dạng của Hải quì ta thấy: Cơ thể hải quì có hình trụ tương đối đều, dài khoảng 5cm, đường kính 2 - 3cm, phía dưới có đế bám vào giá thể, phía trên có có lỗ miệng ở chính giữa, xung quanh có tua miệng xếp thành nhiều vòng. Tua miệng ngắn có khoảng 600 - 1000 cái. Giữa tua miệng và lỗ miệng có khoang trống gọi là vùng quanh miệng (peristoma). Tua miệng của hải quỳ rất mềm, có khả năng co giãn mạnh, trên tua miệng có nhiều tiêm mao và các tế bào gai.

Cấu tạo trong: San hô ăn các chất cặn bã hữu cơ và các sinh vật khác nhau trong nước biển. Cơ quan tiêu hoá phức tạp hơn, đã hình thành bộ máy hầu và xương vị. Xoang vị có lát tế bào bên trong và có các vách ngăn xếp tỏa ra chung quanh. Mỗi vách ngăn có 1 đầu gắn vào thành cơ thể, một đầu gắn với thành hầu hay tự do, trên vách ngăn có nhiều tế bào của tuyến tiêu hoá. Trên mặt bên của vách ngăn có gờ cơ lớn chạy dọc, tạo thành chùm cơ trên vách ngăn. Số lượng, vị trí của tua miệng, rãnh hầu và ứng với nó là vách ngăn có sự sai khác giữa 2 nhóm San hô 6 ngăn và san hô 8 ngăn. Thành cơ thể của San hô có 2 lớp tế bào điển hình, có tầng trung giao dày gồm có tế bào hình sao, tế bào hình sợi liên kết, tế bào gai xương đá vôi. Đặc biệt có các tế bào cơ riêng biệt hay hợp thành lớp cơ vòng và lớp cơ dọc (hình 4.9).

Hình 4.9 Sơđồ một phần tập đòan san hô 8 ngăn (A) và san hô 6 ngăn tạo rạn (B) (theo Dogel và Castro Huber)

Trên tiêu bản lát cắt ngang, có thể thấy thành cơ thể của Hải quỳ không có cấu trúc xương, có hai lớp tế bào ngoài và trong, xen giữa là tầng trung giao. Lớp tế bào ngoài phủ toàn bộ mặt ngoài cơ thể và mặt trong của hầu, cấu tạo một lớp tế bào. Các tế bào biểu bì chiếm phần chủ yếu lớp tế bào ngoài và hình dạng kéo dài, đầu hướng vào tầng trung giao hình phình rộng. Ngoài ra còn có tế bào tuyến và tế bào gai. Tế bào tuyến có nhiều ở lớp ngoài của vùng hầu, tế bào gai tập trung nhiều ở lớp ngoài của tua miệng. Lớp tế bào trong phủ phía trong xoang vị, thành các vách ngăn, xoang tua miệng... Lớp trong có nhiều loại tế bào như tế bào biểu mô cơ có roi, xen kẽ là các tế bào tuyến lớn. Tầng trung giao nằm giữa lớp ngoài và trong, rất phát triển ở phần thân, nơi xuất phát của vách ngăn, còn ở các phần khác thì tầng trung giao tương đối mỏng. Các tế bào của tầng trung giao có cấu trúc sợi, là các tế bào mô liên kết nằm rải rác.

Ở lát cắt ngang qua thành cơ thểở vùng hầu, ta thấy bên ngoài là thành cơ thể, bên trong là hầu. Hầu có tiết diện hình bầu dục, với nhiều nếp gấp nhỏ và 2 rãnh thông nước sâu. Giữa là xoang vị được chia thành nhiều ngăn do các vách ngăn nối liền từ thành cơ thể vào thành hầu. Trên mỗi vách ngăn đều có một gờ cơ, cách sắp xếp như sau: ở 2 ngăn định hướng các gờ cơ nằm hướng ra ngoài, còn ở các ngăn chính thức khác các gờ cơ hướng vào trong. Ở lát cắt ngang qua vùng dưới hầu không thấy tiết diện của hầu, các vách ngăn đều có mép trong lơ lửng trong xoang vị. Với sự hiện diện khá rõ ràng của của các gờ cơ, có thể nhận biết rõ hơn các loại ngăn.

Bộ xương bằng đá vôi hay chất sừng. San hô đơn độc và tập đoàn có cấu tạo cơ thể gồm phần thịt mềm và bộ xương rất phát triển. Ở San hô 6 ngăn (Hexacoralia), bộ xương được hình thành do tế bào lớp ngoài ở phần đế của từng cá thể tiết ra, tạo thành các tia đâm sâu vào cơ thể con vật sau đó chúng liên kết với nhau để tạo thành bộ xương vững chắc. Sơđồ cấu tạo bộ xương của san hô 6 ngăn gồm các phần chính sau đây (hình 4.10).

Một phần của tài liệu Động vật học Không xương sống part 2 pot (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)