II. Áp dụng biên soạn chỉ số Sn của Việt Nam và của 6 vùng năm 2010 và
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Ô nhiễm môi trường - mặt trái của phát triển “nóng”
Từ khi đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những phát triển mạnh mẽ, đưa nước ta từ một nước có thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng thấp nhất thế giới trở thành nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, quá trình phát triển đó được đánh giá chủ yếu dựa trên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng công nghệ lạc hậu dễ gây ô nhiễm môi trường, hàm lượng công nghệ thấp, giá trị gia tăng không cao. Trong giai đoạn phát triển vừa qua đã có nhiều sự cố môi trường gây tác động lớn đến hệ sinh thái và gây bức xúc trong xã hội.
Điều đó đòi hỏi đi đôi với phát triển kinh tế nhưng phải bảo vệ được môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên, phải đảm bảo sự hài hoà lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Đó chính là sự phát triển bền vững, là mục tiêu và sự quan tâm của các quốc gia hiện nay.
Yếu tố tác động đếnsự phát triển bền vững của doanh nghiệp
Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện từ những năm 1970 khi thế giới nỗ lực đối phó với các nguy cơ như tốc độ tăng dân số nhanh, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên lần đầu tiên khái niệm “Phát triển bền vững” được Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc định nghĩa rõ ràng trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” năm 1987. Theo đó phát triển bền vững là: "Là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, mà không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau".
Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Liên hợp Quốc xác định Phát triển bền vững là sự kết hợp chặt chẽ và hài hoà giữa 3 yếu tố cơ bản, đó là: Phát triển kinh tế; An sinh xã hội; Bảo vệ môi trường. Những yếu tố này kết nối với nhau và đều rất quan trọng cho hạnh phúc của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân đều cần phải nhận thức tích cực và có những hành động cụ thể hướng tới sự phát triển bền vững. Trong đó vai trò của doanh nghiệp được xem là rất quan trọng.
Mô hình sau đây thể hiện các yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp:
Hình 1: Chu trình sản xuất Đầu vào: Nguyên liệu; Năng lượng; Nước Đầu ra: Sản phẩm; Chất thải; Khí thải
Nguồn: Krajnc & Glavic (2003)